Những khó khăn, tồn tại

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 84 - 86)

6. Nội dung luận văn

3.5.1. Những khó khăn, tồn tại

+ Quy mô đầu tƣ cho một hộ còn thấp

Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Trung ƣơng nên tuy dƣ nợ đối với hộ nghèo đã đƣợc nâng lên, nhƣng chƣa đáp ứng nhu cầu của hộ vay, điều này đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay.

+ Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay chƣa cao

Tổng số hộ nghèo qua các năm, tuy đã giảm nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ cao so với số hộ của toàn tỉnh, số hộ nghèo đƣợc vay vốn qua các năm đều tăng, nhƣng số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn có nhu cầu vay chƣa đƣợc vay vốn vẫn còn cao. Đến cuối năm 2012, số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn nhƣng chƣa đƣợc vay là 3.176 hộ, chiếm tỷ lệ 48% so với tổng số hộ nghèo

+ Thời gian cho vay chƣa gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh

Về nguyên tắc, việc xác định thời hạn cho vay đối với từng món vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tƣợng vay, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn. Nhƣng việc xác định kỳ hạn nợ đối với cho vay hộ nghèo tại NHCSXH trong thời gian vừa qua chủ yếu là 36 tháng hoặc 60 tháng áp dụng cho tất cả các đối tƣợng vay, chƣa gắn với chu kỳ sản xuất kinh doanh của từng đối tƣợng vay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đối tƣợng sử dụng vốn vay còn đơn điệu

Chủ yếu đối tƣợng vay vốn sử dụng vào mục đích, chăn nuôi trâu, bò là chính, các ngành nghề và dịch vụ chƣa nhiều. Chƣa có sự phối hợp tốt giữa công tác chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo và đầu tƣ tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế.

+ Chƣa đánh giá đúng số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm

Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo qua các năm chƣa đánh giá chính xác. Tình trạng số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thƣờng ít hơn số hộ nghèo thực tế. Số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm giữa sổ sách và thực tế còn khác nhau (Số hộ thoát nghèo trong danh sách lớn hơn thực tế, số hộ tái nghèo thực tế lớn hơn danh sách).

+ Dân cƣ tại các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc đời sống vật chất và tinh thần còn khó khăn, cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ, trình độ dân trí thấp nên thông tin kinh tế, xã hội, pháp luật và những chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc không đến đƣợc với dân đầy đủ và kịp thời. Hộ nghèo tại các vùng này phần lớn thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, không biết cách làm ăn, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, do đó hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao.

+ Các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp thay đổi qua các kỳ bầu cử hoặc luân chuyển công tác nên một số thành viên chƣa hiểu kỹ về hoạt động của NHCSXH, chƣa dành thời gian cho công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn đƣợc phân công.

+ Một số hộ vay còn ỷ lại vào chính sách của Nhà nƣớc chăm lo đời sống của ngƣời nghèo, không phân biệt đƣợc vốn tín dụng với vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc

+ Sự thiếu đồng bộ giữa chính sách tín dụng với chính sách khuyến nông, khuyến lâm dẫn đến nhiều hộ vay vốn sử dụng kém hiệu quả, nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

món cho vay giải ngân không phù hợp với quy luật thời vụ. Vốn vay còn phân tán, chia đều xẻ mỏng, chƣa thực sự gắn kết hai mục tiêu: xóa đói giảm nghèo với mục tiêu thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

+ Các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi hầu hết cho vay không có tài sản đảm bảo nên việc trả nợ phụ thuộc nhiều vào ý thức của hộ vay, sự phối hợp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của các tổ chức Hội, chính quyền địa phƣơng, cơ quan bảo lãnh tín chấp và cán bộ tín dụng Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)