Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 107)

6. Nội dung luận văn

3.5.3.Bài học kinh nghiệm

Qua 10 năm hoạt động của NHCSXH rút ra những bài học kinh nghiệm sau:

1. Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về việc xây dựng hệ thống NHCSXH, thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Có chính sách đối với vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn, đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân là đúng đắn, phù hợp với thực tế Việt Nam. Tranh thủ đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp toàn xã hội, cùng hƣớng về Chƣơng trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, là điều kiện để phát triển hệ thống NHCSXH vững mạnh.

2. NHCSXH thực hiện mô hình quản lý và xây dựng kênh dẫn vốn cho vay hộ nghèo theo phƣơng thức ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội hƣớng đi đúng đắn, từng bƣớc thực hiện công tác xã hội hoá hoạt động Ngân hàng, tạo điều kiện tổ chức giải ngân nhanh đến tay ngƣời cần vốn. Định hƣớng triển khai công tác tín dụng của NHCSXH thông qua các hội, đoàn thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

để quản lý vốn, phối hợp chặt chẽ, gần gũi với hội, đoàn thể các cấp nhƣ là một bộ phận không thể tách rời công tác tín dụng của NHCSXH. Đồng thời cũng từ việc thực hiện phƣơng thức cho vay ủy thác giúp cho các tổ chức Chính trị xã hội phối hợp, lồng ghép chƣơng trình tín dụng với các chƣơng trình kinh tế văn hoá xã hội khác, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

3. Thực tế kết quả hoạt động trong những năm qua cho thấy, Tổ tiết kiệm và vay vốn đã khẳng định đƣợc vị trí quan trọng của mình. Thông qua quy ƣớc hoạt động, các thành viên trong Tổ đã thực sự có trách nhiệm hơn trong việc vay vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, trả lãi, gốc cho Ngân hàng đúng hạn. Các thành viên trong tổ giúp đỡ nhau kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Điều đó có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, khả năng trả nợ, trả lãi cho Ngân hàng. Vì vậy cần chú trọng đến công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các tổ chức hội nhận ủy thác cho vay cũng nhƣ các tổ trƣởng tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn.

4. Đòn bẩy để phát triển kinh tế mang lại hiệu quả và phù hợp với thực tế, giúp cho hộ nghèo thoát khỏi đói nghèo là thông qua việc cấp tín dụng ƣu đãi chứ không phải là dƣới hình thức cấp phát hay nói hình tƣợng là trao cho ngƣời nghèo cần câu hơn là cho con cá.

5. Thƣờng xuyên giáo dục cán bộ nhân viên về đạo đức nghề nghiệp, chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của NHCSXH, tránh việc thƣơng mại hoá hoạt động tín dụng, không xem đó là mục tiêu, là con đƣờng phát triển tiến tới của NHCSXH.

6. Tăng cƣờng công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp các ngành trong công tác xóa đói giảm nghèo, đặc biệt phải khơi dậy đƣợc ý chí tự vƣơn lên của ngƣời nghèo, xã nghèo chống tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nƣớc. Xóa đói giảm nghèo vƣơn lên làm giàu là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một nội dung quan trọng của định hƣớng Xã hội chủ nghĩa để thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

7. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Hệ thống theo dõi, giám sát tốt sẽ cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở để ban hành hay điều chỉnh cơ chế, chính sách, giải pháp kịp thời trong những điều kiện cụ thể.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã nêu lên khái quát tình hình kinh tế xã hội và thực trạng đói nghèo và việc làm của huyện Yên lập trong giai đoạn (2008-2012). Khái quát về quá trình hình thành và phát triển NHCSXH huyện Yên Lập. Trình bày, phân tích kết quả thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách, đánh giá hoạt động của tín dụng chính sách xét trên nhiều khía cạnh, góp phần đáng kể vào việc thực hiện thành công chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2006-2010 của huyện, và gai đoạn tiếp theo 2011-2015.

Bên cạnh phân tích thực trạng hoạt động của NHCSXH luận văn đã nêu lên những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách tại NHCSXH Yên Lập và nêu lên nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ thực tiễn hoạt động 10 năm qua đã rút ra những bài học kinh nghiệm để giúp NHCSXH thực hiện tốt hơn công tác tín dụng chính sách trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ

HỘI TẠI HUYỆN YÊN LẬP

4.1. Mục tiêu chƣơng trình xoá đói giảm nghè của huyện Yên lập giai đoạn (2011-2015)

4.1.1. Mục tiêu tổng quát

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 38,5% năm 2011 xuống dƣới 20% năm 2015 theo chuẩn mới, bình quân mỗi năm giảm 5%-7% tƣơng đƣơng khoảng 1.056 – 1.479 hộ, cơ bản không còn hộ đói, các hộ gia đình chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng. Cải thiện đời sống hộ nghèo, giảm thiểu mức chênh lệch thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ khá, giàu và nhóm hộ nghèo. Nâng cao nhận thức với kỹ thuật, kinh nghiêm sản xuất, tiêu dùng trong sinh hoạt cho ngƣời nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo tiếp cận nhanh với các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi, dịch sản xuất, dịch vụ xã hội, nâng cao mức sống

4.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng thu nhập của nhóm hộ nghèo lên gấp 1,45 lần so với năm 2006. - Các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo cơ bản có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định.

- 90% xã nghèo thoát nghèo, ra khỏi chƣơng trình 135.

- 95% hộ nghèo trở lên đƣợc thụ hƣởng các dịch vụ cơ bản liên quan đến chế độ chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo.

- 100% hộ nghèo đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- 9.000 lƣợt ngƣời nghèo đƣợc tập huấn kiến thức khuyến nông- khuyến lâm- khuyến ngƣ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cách thức làm ăn.

- 4.000 Học sinh sinh viên nghèo đƣợc tiếp cận nguồn vốn NHCSXH miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trƣờng lớp.

- 34 cán bộ làm công tác XĐGN các cấp đƣợc tập huấn nâng cao năng lực quản lý; trong đó, khoảng 10% đƣợc tham quan học tập kinh nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 1.700 hộ nghèo đƣợc hỗ trợ xoá nhà tạm bợ, dột nát.

- 375 lao động đƣợc đi xuất khẩu và tiếp cận với nguồn vốn NHCSXH.

4.1.3. Mục tiêu hoạt động của NHCSXH huyện Yên lập giai đoạn 2011-2015 2011-2015

- Căn cứ vào kết quả hoạt động trong thời gian qua (2008 - 2012) của NHCSXH huyện Yên Lập và mục tiêu chƣơng trình XĐGN của huyện giai đoạn 2010 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Để góp phần thực hiện thành công các mục tiêu XĐGN của nƣớc nói chung và huyện Yên Lập nói riêng. NHCSXH huyện Yên Lập xây dựng mục tiêu hoạt động giai đoạn 2010 - 2015 nhƣ sau:

- Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn và dƣ nợ đạt bình quân hàng năm từ 20-25%/năm; trong đó, phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu nguồn vốn phục vụ cho vay hộ nghèo, xuất khẩu lao động và sinh viên.

- Giảm nợ quá hạn cả về số tuyệt đối và tƣơng đối, hàng năm tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 2% so với tổng dƣ nợ.

- Tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 98% trên tổng dƣ nợ đến hạn.

- Nâng mức cho vay bình quân hộ nghèo lên 24 triệu đồng vào năm 2015. - Đảm bảo hàng năm thu nhập lớn hơn chi phí, tỷ lệ thu lãi đạt từ 95% trở lên.

- Kết hợp với địa phƣơng lồng ghép các chƣơng trình cho vay vào các chƣơng trình khác nhƣ chƣơng trình 135, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của NHCSXH huyện Yên Lập nghèo của NHCSXH huyện Yên Lập

4.2.1. Giải pháp về thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm gắn với các chương trình 135, xây dựng nông thôn mới

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành từ Trung ƣơng đến cơ sở và ngƣời dân về xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội mà trƣớc hết đó phải là nghĩa vụ, bổn phận của chính ngƣời dân. Ý chí tự vƣơn lên của ngƣời nghèo là điều kiện cơ bản để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Thứ hai, đảm bảo các nguồn vốn vay cho hộ nghèo đầu tƣ phát triển sản xuất. Kéo dài thời gian hƣởng các chính sách hỗ trợ đối với ngƣời nghèo từ 01 đến 02 năm sau khi thoát khỏi đói nghèo nhất là chính sách về tín dụng ƣu đãi để họ có thể thoát nghèo bền vững.

Thứ ba, các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật Xuất khẩu lao động, ban hành các văn bản hƣớng dẫn giải quyết tranh chấp về xuất khẩu lao động nhằm ngăn ngừa và xử lý hoạt động lừa đảo bất hợp pháp của các tổ chức cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động.

Thứ tƣ, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo đầu tƣ phát triển sản xuất. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế đối với tất cả ngƣời nghèo. Tạo cơ hội cho trẻ em nghèo đến trƣờng học tập. Phát triển sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, trang bị kiến thức về khuyến nông-lâm-ngƣ cho hộ nghèo có lao động, có đất nhƣng thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kỹ thuật sản xuất, còn ràng buộc bới nhiều tập quán canh tác cũ, lạc hậu, điều kiện sản xuất khó khăn. Trong nông nghiệp phải xác định cây trồng, vật nuôi của từng địa bàn, đồng thời áp dụng xen canh, phát triển chăn nuôi bò, dê ở những địa phƣơng có điều kiện phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ năm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho ngƣời nghèo, đặc biệt là thanh niên nông thôn, dân tộc nghèo để tạo việc làm mới tại chỗ và giới thiệu việc làm trong các nông lâm trƣờng, doanh nghiệp, xuất khẩu lao động. Xem xuất khẩu lao động là giải pháp quan trọng của chƣơng trình giảm nghèo.

4.2.2. Giải pháp về phía Ngân hàng

4.2.2.1. Củng cố chất lượng hoạt động của các tổ Tổ tiết kiệm vay vốn

Tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn đƣợc xác định là mắc xích quan trọng trong hệ thống NHCSXH góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Cụ thể:

- Quán triệt và chấn chỉnh hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn theo nội dung quyết định số 783/QĐ-HĐQT ngày 29/7/2003 của hội đồng quản trị NHCSXH: Tổ tổ tiết kiệm và vay vốn bao gồm các tổ viên là các đối tƣợng thụ hƣởng chính sách cƣ trú trên cùng địa bàn dân cƣ trong phạm vi cấp thôn, do các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phƣơng đứng ra thành lập. - Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện nhiệm vụ tác nghiệp một số khâu trong quy trình cho vay, cụ thể:

+ Nhận đơn xin vay vốn của ngƣời vay, tổ chức họp bình xét công khai danh sách và trình UBND xã phê duyệt.

+ Gửi bộ hồ sơ đƣợc UBND xã phê duyệt lên ngân hàng nơi phục vụ để phê duyệt.

+ Khi có thông báo giải ngân của ngân hàng, thông báo cho ngƣời vay đến địa điểm giao dịch của Ngân hàng để nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi đến hạn hoặc tổ trƣởng tổ tổ tiết kiệm và vay vốn trực tiếp nộp số lãi thu đƣợc trong kỳ cho Ngân hàng (nếu đƣợc ủy nhiệm thu lãi, có ghi trong hợp đồng ủy thác đã ký với tổ).

- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát các tổ viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. Phát hiện kịp thời những khoản nợ sử dụng sai mục đích, nợ bị rủi ro bất khả kháng để thông báo cho cán bộ Ngân hàng tại buổi giao ban hàng tháng để lập biên bản xử lý theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ tiết kiệm và vay vốn tổ thực hiện nhiều chƣơng trình cho vay của NHCSXH nhƣ: cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV, cho vay nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng và một số chƣơng trình tín dụng khác….

- Thƣờng vụ của hội đoàn thể cấp xã (chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thƣờng vụ) không đƣợc kiêm nhiệm tham gia ban quản lý tổ, tổ trƣởng tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn. Phải tách bạch bằng đƣợc chức năng quản lý ra khỏi chức năng điều hành tác nghiệp của tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Thƣờng vụ tổ chức hội ở cấp xã cũng không đƣợc chỉ định các chi hội trƣởng ở cấp thôn là tổ trƣởng, việc bình xét ban quản lý tổ, tổ trƣởng tổ Tiết kiệm và vay vốn phải do các tổ viên bình chọn và bầu ra và cấp chính quyền cơ sở chấp nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng chấn chỉnh, củng cố sắp xếp lại tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn theo thôn để thực hiện cho vay với số lƣợng tổ viên nên có từ 5 đến 60 ngƣời, tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn phải có số lƣợng tổ viên nhƣ vậy mới có thu nhập từ tiền hoa hồng do NHCSXH trả và họ mới gắn bó với hoạt động của tổ nhiều hơn, trừ một số nơi vùng sâu vùng xa có số hộ trong bản, buôn ít, các bản ở cách rất xa nhau. Việc sắp xếp tổ chức lại tổ Tổ tiết kiệm vay vốn đồng thời là việc phải tổ chức bầu chọn tổ trƣởng, ban quản lý tổ, để tổ có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ thì Ngân hàng phối hợp với các tổ chức hội cấp xã hƣớng dẫn tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn chọn ngƣời có đủ năng lực, uy tín đứng ra làm tổ trƣởng. Tiền phí dịch vụ hoa hồng của NHCSXH trả cho tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn là thu nhập thuộc toàn quyền sử dụng của tổ, ngoài việc sử dụng cho chi phí sinh hoạt chung của tổ thì phấn lớn (80-90%) dùng để bồi dƣỡng cho ban quản lý tổ.

- Để củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động của tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn cần thực hiện thêm một số giải pháp sau: Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn trực tiếp cho Ban quản lý tổ Tổ tiết kiệm và vay vốn theo hình thức “

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cầm tay, chỉ việc” trong các cuộc họp giao ban định kỳ cũng nhƣ trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cho vay của tổ, quá tình kiểm tra sử dụng vốn, in các nội dung quy định về chức năng quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn tại trang bìa cuối của sổ sách cung cấp cho tổ: Sổ theo

Một phần của tài liệu Tín dụng cho xóa đói giảm nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ (Trang 87 - 107)