Thực trạng tài liệu (Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo)

Một phần của tài liệu rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử dụng yếu tố biểu cảm khi tạo lập văn bản nghị luận (Trang 29 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.Thực trạng tài liệu (Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo)

khảo)

“Học đi đơi với hành” nguyên tắc đĩ được sử dụng ở tất cả các mơn

học nĩi chung và làm văn nĩi riêng, cho nên sau mỗi giờ học lý thuyết đều cĩ bài tập thực hành và giờ luyện tập thực hành. Tuy nhiên, qua tìm hiểu sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, sách bài tập và một số sách tham khảo Ngữ văn 8, thì kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận được dạy trong 2 tiết, tiết luyện tập rèn luyện kĩ năng chỉ vẻn vẹn 1 tiết ! Rõ ràng, số tiết dành cho kĩ năng này là quá ít, cịn bài tập luyện tập thì các sách chỉ đưa 3 đến 4 bài tập. Cụ thể :

Tiết 1:Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

+ Sách giáo khoa Ngữ văn 8 cĩ 3 bài tập (trong đĩ cĩ 2 bài nhận diện, 1 bài tập tạo lập).

+ Sách tham khảo Các dạng bài tập làm văn và cả thụ thơ văn (Cao Bích Xuân) cĩ 3 bài tập ( trong đĩ cĩ 2 bài tập nhận diện và một bài tập tạo lập)

+ Sách tham khảo Bài tập Ngữ văn 8 Tập 2 (Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Hồnh Khung, Lê A, Trần Đình Sử) cũng cĩ 3 bài tập (trong đĩ cĩ 1 bài nhận diện và 2 bài tập tạo lập).

+ Sách tham khảo Tự luyện Ngữ văn (Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Lê Hải Anh) cĩ 3 bài tập cho cả 2 tiết (trong đĩ cĩ 2 bài tập nhận diện và 1 bài tập tạo lập).

Tiết 2: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

+ Sách giáo khoa Ngữ văn 8 cĩ 3 bài tập (trong đĩ cĩ 2 bài tập tạo lập). + Sách tham khảo Các dạng bài tập làm văn và cả thụ thơ văn (Cao Bích Xuân) cĩ 3 bài tập ( trong đĩ cĩ 1 bài tập nhận diện và 2 bài tập tạo lập)

+ Sách tham khảo Bài tập Ngữ văn 8 Tập 2 (Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Hồnh Khung, Lê A, Trần Đình Sử) cũng cĩ 2 bài tập (trong đĩ cĩ 1 bài tạo lập và 1 bài chữa lỗi).

Rõ ràng, bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm khi tạo lập văn bản nghị luận đã được đưa vào sách giáo khoa và nhiều sách tham khảo khác. Song nhìn chung là rất ít và chưa phong phú, chưa chi tiết và cĩ hệ thống từ dễ đến khĩ. Về loại bài tập thì chỉ cĩ 2 loại đĩ là loại: loại bài tập nhận diện, phân tích và loại bài tập tạo lập văn bản. Ở loại bài tập thứ nhất, nhận diện và phân tích thì chủ yếu các sách chỉ đề cập đến kiểu bài tập biểu cảm trực tiếp, khơng nĩi đến kiểu bài tập nhận diện phân tích yếu tố biểu cảm gián tiếp. Và ở dạng bài tập nhỏ thì chủ yếu là dạng bài tập nhận diện và phân tích yếu tố biểu cảm bằng từ ngữ, câu văn chứ khơng nĩi đến dạng bài tập nhận diện và phân tích yếu tố biểu cảm bằng giọng điệu. Cịn ở loại thứ 2 - bài tập tạo lập thì chỉ cĩ hai kiểu bài tập tạo lập theo gợi ý và kiểu bài tập tạo lập theo yêu cầu chứ khơng cĩ bài tập tạo lập theo mẫu. Đặc biệt, loại bài tập thứ 3 - bài tập phát hiện và chữa lỗi, loại bài tập này rất quan trọng giúp các em kiểm tra, phát hiện và sửa lỗi và rút kinh nghiệm thì chưa cĩ sách nào đề cập đến.

Như vậy, số lượng bài tập để rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận cịn ít, và các loại, kiểu và dạng bài tập cịn thiếu và chưa cĩ hệ thống từ dễ đến khĩ. Để hình thành kĩ năng cho các em, thiết nghĩ trong sách bài tập cần bổ sung thêm loại bài tập sửa lỗi và bài tập tạo lập nhiều hơn nữa để rèn luyện cho các em hình thành cảm xúc, đưa cảm xúc vào câu văn, đoạn văn, bài văn nghị luận của mình một cách nhuần nhuyễn.

Một phần của tài liệu rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử dụng yếu tố biểu cảm khi tạo lập văn bản nghị luận (Trang 29 - 30)