Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cả mở phần Tập làm văn

Một phần của tài liệu rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử dụng yếu tố biểu cảm khi tạo lập văn bản nghị luận (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cả mở phần Tập làm văn

2.3.1.1. Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm qua những tiết học trên lớp

Những bài học cụ thể trên lớp mà chúng tơi sẽ tiến hành tổ chức rèn luyện trong chương trình Ngữ văn 8 đĩ là:

Tiết 109: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Tiết 113: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài làm văn nghị luận.

Tiết 123, 124: Viết bài tập làm văn số 7

Tiết 131: Trả bài tập làm văn số 7

Mục đích của tiết học lý thuyết Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn

nghị luận là thấy được yếu tố biểu cảm là một yếu tố khơng thể thiếu trong

những bài văn nghị luận hay, cĩ sức lay động người đọc (người nghe). Trên cơ sở đĩ, các em nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào tạo lập đoạn văn, bài văn nghị luận, để sự nghị luận cĩ thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao hơn. Tiết học này sử dụng loại bài tập1 để giúp học sinh nhận diện và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

Mục đích của tiết Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài làm văn nghị luận là củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận để cĩ thể tập đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận cĩ đề tài gần gũi, quen thuộc. Tiết học này sử dụng loại bài tập 2 (Tạo lập văn bản nghị luận cĩ sử dụng yếu tố biểu cảm).

Với tiết Viết bài tập làm văn số 7, mục đích là vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu đạt trong đĩ cĩ yếu tố biểu cảm vào việc viết bài văn chứng minh (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học. Tiết viết bài này kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận cĩ sử dụng yếu tố biểu cảm được rèn luyện và các em cĩ thể tự đánh giá trình độ tập làm văn của mình để cĩ những kinh nghiệm cần thiết cho bài viết văn nghị luận.

Với tiết Trả bài tập làm văn số 7, học sinh được củng cố lại kiến thức đã học về văn nghị luận, đặc biệt là cách đưa các yếu tố biểu đạt (biểu cảm) vào bài nghị luận. Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm văn của bản thân so với các bạn, từ đĩ các em cĩ được những kinh nghiệm cho các bài viết sau. Tiết học này sử dụng loại bài tập 3 - phát hiện và chữa lỗi trong hệ thống bài tập đã xây dựng.

Các bài tập luyện cho học sinh lớp 8 sử dụng yếu tố biểu cảm được chúng tơi xây dựng khá đa dạng, phong phú. Trong khi đĩ, dung lượng bài học dành cho vấn đề này khơng nhiều. Do vậy hệ thống bài tập chúng tơi xây dựng sẽ khơng thể vận dụng hết vào trong các bài trên lớp.Chúng tơi chỉ định hướng làm mẫu một số ví dụ, cịn lại chuyển sang hình thức luyện tập khác.

2.3.1.2. Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm qua hệ thống bài tập về nhà

Đây là hình thức rèn luyện nhằm phát huy tính tự giác, tích cực chủ động cho học sinh. Bài tập về nhà bao gồm bài tập trong phần luyện tập (sách giáo khoa) và bài tập trong hệ thống bài tập đã xây dựng. Cĩ thể sử dụng cả các loại, kiểu, dạng bài tập trong hệ thống. Bài tập về nhà được thực hiện bằng phiếu bài tập và tiến hành theo các bước sau:

- Giáo viên xây dựng phiếu bài tập, trên phiếu ghi rõ nội dung và yêu cầu của bài tập, thời gian phải hồn thành bài tập.

- Giáo viên phát phiếu bài tập cho các em vào cuối mỗi tiết học. Học sinh nhận phiếu bài tập, làm bài và nộp theo qui định.

- Giáo viên thu làm bài làm của các em, tiến hành chấm bài và trả bài cho các em (cĩ thể lấy điểm hoặc khơng). Đánh giá được chất lượng bài làm của các em, chỉ ra được ưu, nhược điểm của từng bài để giúp các em làm tốt hơn nữa trong những bài sau.

2.3.1.3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm qua hoạt động ngoại khĩa văn học

Hoạt động ngoại khĩa văn học ở đây cĩ thể là thi hùng biện theo phạm vi các tổ trong lớp, các lớp trong khối…với các đề tài gần gũi, quen thuộc và cĩ ý nghĩa với lứa tuổi các em. Hoặc tổ chức tham quan, dã ngoại những địa danh phù hợp điều kiện và cĩ ý nghĩa giáo dục, rồi yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch.

Thơng qua hoạt động ngoại khĩa văn học khơng chỉ cung cấp cho các em thêm kiến thức mà cịn rèn cho các em năng lực nghị luận, hùng biện một cách sáng tạo,tự tin, tạo được niềm say mê hứng thú với mơn Ngữ văn hơn.

Một phần của tài liệu rèn luyện cho học sinh lớp 8 kỹ năng sử dụng yếu tố biểu cảm khi tạo lập văn bản nghị luận (Trang 74 - 77)