Số bắp trên cây

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 63 - 68)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.5.1.Số bắp trên cây

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số bắp trên cây là một yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất. Số bắp trên cây thƣờng đƣợc quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và chế độ canh tác. Đối với ngô lấy hạt thƣờng có 1 - 2 bắp (thƣờng là 1 bắp) trên cây, để cây tập trung dinh dƣỡng nuôi bắp.

Qua số liệu bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy:

Vụ Thu Đông 2012: Các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số bắp/cây biến động từ 1,01 - 1,09 bắp. Trong đó, tất cả các giống (LVN66, TB121, LVN81, LVN883, LVN146 và LVN092) đều có số bắp/cây tƣơng đƣơng với đối chứng NK4300.

Vụ Xuân năm 2013: Các giống ngô lai tham gia thí nghiệm có số bắp/cây biến động từ 1,03 - 1,11 bắp. Trong đó, tất cả các giống LVN66, TB121, LVN81, LVN 146, LVN883 và LVN092 có số bắp/cây tƣơng đƣơng với đối chứng NK4300.

Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ Thu Đông 2012 Giống Bắp/ cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đƣờng kính bắp (cm) Hàng /bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) P1000 hạt (gam) LVN66 1,06 16,36 4,27 13,40 31,53 306,00 TB121 1,04 17,39 4,41 14,40 30,56 300,00 LVN146 1,09 19,55 4,38 13,60 33,20 314,33 LVN81 1,01 17,12 4,34 13,53 28,13 332,66 LVN883 1,04 16,86 4,31 13,66 29,30 289,33 LVN092 1,03 18,42 4,22 13,06 30,63 334,33 NK 4300 (Đ/C) 1,04 16,28 4,40 13,46 30,43 289,66 P <0,01 <0,01 >0,05 >0,05 <0,01 <0,01 CV(%) 1,6 4,0 3,0 3,9 3,6 0,4 LSD05 0,30 1,23 0,23 0,94 1,98 1,93 3.5.2. Chiều dài bắp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chiều dài bắp đƣợc đo ở phần bắp có hàng hạt dài nhất và thƣờng tƣơng quan thuận với năng suất (bắp dài và kết hạt tốt tạo điều kiện cho năng suất cao). Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền và điều kiện chăm sóc đặc biệt là quá trình thụ phấn thụ tinh.

Qua số liệu bảng 3.8. và bảng 3.9. cho thấy:

Vụ Thu Đông năm 2012: Các giống ngô thí nghiệm có chiều dài bắp biến động từ 16,28 - 19,55 cm. Trong đó, các giống LVN66, TB121, LVN81, LVN883 có chiều dài bắp tƣơng đƣơng so với đối chứng, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm còn lại (LVN146 và LVN092) đều có chiều dài bắp dài hơn so với đối chứng chắc chắn có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân năm 2013: Các giống ngô thí nghiệm có chiều dài bắp biến động từ 17,06 - 19,45 cm. Trong đó, các giống LVN146, LVN883 có chiều dài bắp tƣơng đƣơng với đối chứng, các giống ngô lai tham gia thí nghiệm còn lại LVN66, TR121, LVN81, LVN092 đều có chiều dài bắp dài hơn so với đối chứng chắc chắn có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

3.5.3. Đường kính bắp

Đƣờng kính bắp đƣợc đo ở phần giữa bắp, đƣờng kính bắp phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và điều kiện chăm sóc. Đƣờng kính bắp cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến tiềm năng năng suất, đƣờng kính bắp lớn số hàng/hạt nhiều nên có khả năng cho năng suất cao.

Qua số liệu bảng 3.8. và bảng 3.9. cho thấy:

Các giống ngô thí nghiệm có đƣờng kính bắp biến động từ 4,22 - 4,41cm (vụ Thu Đông năm 2012) và 4,23 - 4,78 cm (vụ Xuân năm 2013). Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 (cả hai vụ) chứng tỏ đƣờng kính bắp của các giống tham gia thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau và cùng sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hàng trên bắp là yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và đƣợc quyết định trong quá trình hình thành hoa cái. Một hàng đƣợc tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất, số hàng ngô trên một bắp luôn là số chẵn, do đặc điểm của hoa ngô là hoa kép.

Qua số liệu bảng 3.8. và bảng 3.9. cho thấy:

Vụ Thu Đông năm 2012: Các giống ngô thí nghiệm có số hàng/bắp biến động từ 13,06 - 14,40 hàng. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ số hàng trên bắp của các giống tham gia thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau và cùng sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng.

Vụ Xuân năm 2013: Các giống ngô thí nghiệm có số hàng/bắp biến động từ 13,00 - 14,66 hàng. Trong đó, giống LVN883 và LVN092 có số hàng/bắp ít hơn so với đối chứng ở mức tin cậy. Các giống còn lại có số hàng/bắp tƣơng đƣơng so với đối chứng NK4300.

Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai vụ Xuân 2013 Giống Bắp/ cây (bắp) Chiều dài bắp (cm) Đƣờng kính bắp (cm) Hàng /bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) P1000 hạt (gam) LVN66 1,06 18,33 4,73 14,60 31,20 309,66 TB121 1,04 18,47 4,55 14,60 33,60 303,00 LVN146 1,11 17,91 4,75 14,66 32,76 315,00 LVN81 1,03 18,43 4,23 13,40 30,76 335,66 LVN883 1,05 17,30 4,34 13,00 33,40 288,33 LVN092 1,04 19,45 4,61 13,06 32,46 339,66 NK 4300 (Đ/C) 1,04 17,06 4,78 14,13 34,83 291,66 P <0,01 <0,05 >0,05 <0,01 >0,05 <0,01 CV(%) 1,6 3,6 6,3 3,7 9,5 0,2 LSD05 0,31 1,15 0,52 0,91 5,54 1,36 3.5.5. Số hạt trên hàng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hạt trên hàng đƣợc xác định ở hàng có chiều dài trung bình trên bắp. Số hạt/hàng cũng là một yếu tố di truyền ảnh hƣởng lớn đến năng suất. Số hạt/hàng phụ thuộc vào thời kỳ trỗ cờ, tung phấn - phun râu, nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu của giống lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hƣởng tới số noãn đƣợc thụ tinh. Những noãn không đƣợc thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hoá.

Ngoài ra số hạt trên hàng còn chịu ảnh hƣởng nhiều của môi trƣờng, trong quá trình thụ phấn thụ tinh nếu gặp điều kiện bất thuận: hạn hán, mƣa bão, lũ lụt... khiến cho phấn hoa không thụ tinh đƣợc làm cho số hạt/hàng giảm xuống và dẫn đến hiện tƣợng “bắp đuôi chuột” - bắp mà đỉnh cùi không kín hạt.

Qua số liệu bảng 3.8. và bảng 3.9. cho thấy:

Vụ Thu Đông năm 2012: Các giống ngô thí nghiệm có số hạt/hàng biến động từ 28,13 - 33,20 hạt. Trong đó, giống LVN81 có số hạt/hàng ít hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (sai khác không có ý nghĩa), giống LVN66, LVN883, LVN092 và TB121 có số hạt/ hàng tƣơng đƣơng đối chứng, giống còn lại LVN146 có số hạt/ hàng nhiều hơn đối chứng chắc chắn có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân năm 2013: Các giống ngô thí nghiệm có số hạt/hàng biến động từ 30,76 - 34,83 hạt. Tuy nhiên, kết quả xử lý thống kê cho giá trị P>0,05 chứng tỏ số hạt trên hàng của các giống tham gia thí nghiệm tƣơng đƣơng nhau và cùng sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng.

3.5.6. Khối lượng 1000 hạt

Khối lƣợng 1000 hạt có mối tƣơng quan thuận với năng suất, khối lƣợng 1000 hạt cao thì sẽ có khả năng cho năng suất cao. Khối lƣợng 1000 hạt chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ đặc tính di truyền giống, thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vụ Thu Đông năm 2012: Các giống ngô thí nghiệm có khối lƣơng 1000 hạt dao động từ 289,33 - 334,33 g. Trong đó, giống LVN883 có khối lƣợng 1000 hạt tƣơng đƣơng so với đối chứng. Các giống còn lại (LVN66, TB121, LVN146, LVN81 và LVN092) có khối lƣợng 1000 hạt lớn hơn so với đối chứng chắc chắn có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Vụ Xuân năm 2013: Các giống ngô thí nghiệm có khối lƣơng 1000 hạt dao động từ 288,33 - 339,66 g. Trong đó, giống LVN883 có khối lƣợng 1000 hạt nhỏ hơn so với đối chứng. Các giống còn lại (LVN66, TB121, LVN146, LVN81 và LVN092) có khối lƣợng 1000 hạt lớn hơn so với đối chứng chắc chắn có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 63 - 68)