Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 45 - 47)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Đây là khoảng thời gian sinh trƣởng đầu tiên và khá dài của cây ngô. Khởi đầu là thời kỳ nảy mầm, mọc (Ve) và kết thúc là thời kỳ trỗ cờ (Vt), sau khi mọc dinh dƣỡng chủ yếu cung cấp cho cây con là nội nhũ của hạt, cây chƣa hút đƣợc dinh dƣỡng từ đất, lúc này bộ rễ chỉ làm nhiệm vụ hút nƣớc, cây ngô sinh trƣởng phát triển chậm và chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Khi cây con đạt 3 - 4 lá thật cây chuyển từ dinh dƣỡng hạt sang dinh dƣỡng đất. Đến khi cây có 5 - 6 lá thật điểm sinh trƣởng đã ở trên mặt đất, lúc này hệ rễ đốt phát triển rất nhanh và yêu cầu một lƣợng dinh dƣỡng nhất định. Khi đƣợc 7 - 8 lá là giai đoạn hình thành và phát triển bộ rễ, sau thời kỳ này các bộ phận trên mặt đất (thân, lá) và dƣới mặt đất đều tăng trƣởng rất nhanh. Đây là giai đoạn cây hấp thụ dinh dƣỡng tối đa, lƣợng dinh dƣỡng cây hấp thu trong thời kỳ này bằng 70 - 95% tổng lƣợng dinh dƣỡng so với cả vòng đời cây hút. Khi cây ngô có biểu hiện xoáy nõn tức là cây đã chuẩn bị bƣớc vào giai đoạn trỗ cờ.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giai đoạn trỗ cờ đƣợc bắt đầu khi nhìn thấy đầu của bông cờ nhú ra khỏi lá cuối cùng và kết thúc khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn. Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn và phun râu càng ngắn thì càng có lợi cho thụ phấn, thụ tinh để hình thành hạt. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ quá trình trỗ cờ, tung phấn, phun râu để chọn ra những giống có khoảng cách này chênh lệch ngắn nhất.

Kết quả theo dõi số liệu ở bảng 3.2 cho thấy: vụ Thu Đông năm 2012 cho thấy, thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống giao động từ 53 - 58 ngày. Trong đó, giống LVN81 có thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ tƣơng đƣơng với đối chứng NK4300, các giống tham gia thí nghiệm còn lại đều có thời gian gieo đến trỗ cờ sớm hơn giống đối chứng từ 1 - 5 ngày.

Vụ Xuân năm 2013: Thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống dao động từ 57 - 59 ngày. Trong đó, các giống LVN146 và LVN81 có thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ tƣơng đƣơng với đối chứng NK4300, các giống còn lại TB121, LVN883, LVN092 và LVN66 có thời gian gieo đến trỗ cờ sớm hơn giống đối chứng 2 ngày.

Bảng 3.2. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống ngô lai ở vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân năm 2013

Đơn vị tính: Ngày

Giống

Vụ Thu Đông 2012 Vụ Xuân 2013

Thời gian từ gieo đến… Thời gian từ gieo đến…

Trỗ

cờ Tung phấn Phun râu

K/c TP-PR

Chín SL

Trỗ

cờ Tung phấn Phun râu

K/c TP-PR Chín SL LVN66 53 54 56 2 102 57 57 60 3 115 TB121 54 54 57 3 101 57 57 59 2 111 LVN146 56 56 58 2 102 59 60 61 1 115 LVN81 58 58 60 2 101 59 59 61 2 113 LVN883 57 57 60 3 103 57 57 59 2 111 LVN092 56 56 58 2 101 57 57 59 2 114 NK4300 (Đ/C) 58 58 60 2 102 59 59 61 3 112 Ghi chú:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- K/c TP-PR: Là khoảng cách giữa tung phấn và phun râu. - Chín SL: Là thời gian chính sinh lý

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)