Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 55 - 59)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.3.1.Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô lai

Sâu bệnh là một yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Theo tài liệu của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết: Tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm là 20 - 30 tỷ USD (tƣơng đƣơng với 13 - 14 % sản lƣợng), do bệnh gây ra là 24 - 25 tỷ USD (tƣơng đƣơng với 11 - 12% sản lƣợng). Ở Mỹ sâu đục rễ ngô phá hoại 20 triệu ha và các biện pháp kiểm soát lên tới 1 tỷ USD/năm. Gần một nửa (46%) diện tích trồng ngô ở 25 nƣớc trồng ngô chủ chốt bị sâu bọ cánh phấn gây hại từ mức trung bình (40% diện tích ở những vùng ôn đới) tới mức cao (60% diện tích bị nhiễm ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới) và giá trị lƣợng thuốc trừ sâu cần thiết để khống chế là 550 triệu USD (Clive James, ISA). Mức độ gây hại của sâu bệnh phụ thuộc và điều kiện khí hậu, giống và kỹ thuật canh tác.

Ngô là cây trồng có khả năng sinh trƣởng, phát triển mạnh nhƣng suốt quá trình sống nó cũng chịu sự phá hoại của rất nhiều loại sâu bệnh. Việt Nam là một nƣớc có khí hậu nóng ẩm mƣa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh, phát triển đồng thời cũng làm cho vòng đời phát triển của sâu ngắn lại, các lứa sâu kế tiếp nhau nên mức độ phá hại càng nghiêm trọng hơn.

Trong những năm gần đây do phong trào thâm canh tăng vụ ở nƣớc ta phát triển mạnh đã tạo nên nguồn thức ăn dồi dào liên tục cho sâu hại. Đồng thời do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chƣa hợp lý nên đã làm cho sâu hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc, các biện pháp diệt trừ sâu bệnh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

còn gặp nhiều khó khăn. Nhƣ vậy càng đi sâu vào thâm canh, chuyên canh thì việc bảo vệ cây trồng khỏi sự phá hoại của sâu bệnh ngày càng trở nên cấp bách và phức tạp. Một trong những biện pháp kinh tế vừa làm giảm sức phá hoại của sâu bệnh, vừa đảm bảo an toàn môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời là chọn tạo ra những giống ngô mới có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, đây là một tiêu chí quan trọng luôn đặt ra trong các chƣơng trình chọn tạo giống ngô mới. Kết quả theo dõi tình hình sâu bệnh hại ngô thí nghiệm đƣợc trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô lai thí nghiệm vụ Thu Đông 2012 và vụ Xuân 2013

Giống

Vụ Thu Đông 2012 Vụ Xuân 2013

Sâu đục thân (điểm 1-5) Bệnh đốm lá (điểm 1-5) Bệnh Khô vằn (%) Sâu đục thân (điểm1- 5) Bệnh đốm lá (điểm 1- 5) Bệnh Khô vằn (%) LVN66 1 1 8,33 1 1 7,92 TB121 1 1 7,50 1 1 8,75 LVN146 1 1 7,92 1 1 9,17 LVN81 1 1 7,50 1 1 7,08 LVN883 1 1 9,58 1 1 7,92 LVN092 1 1 9,58 1 1 10,00 NK 4300 (Đ/C) 1 1 10,83 1 1 10,42

Qua số liệu bảng 3.5. cho thấy sâu hại ngô thí nghiệm ở cả hai vụ chủ yếu là sâu đục thân, bệnh đốm lá và bệnh khô vằn.

* Sâu đục thân (Ostrinia Nubilalis; Ostrinia Funacalis)

Sâu đục thân là loài sâu ăn rộng, phân bố phổ biến rộng rãi ở hầu hết các vùng trồng ngô ở Việt Nam và thế giới. Cả hai loài Ostrinia Nubilalis; Ostrinia Funacalis đều đục thân ngô, phá hoại nghiêm trọng ở tất cả các bộ phận trên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cây nhƣ lá, bông cờ, râu, trừ rễ. Sâu đục thân ngô phá hoại mạnh nhất vào vụ Hè, Hè Thu, Xuân Hè và một phần ngô Đông Xuân và Thu Đông. Triệu chứng dễ phát hiện sâu đục thân là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục gần nhƣ thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu non tuổi nhỏ ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích lá quang hợp, gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xiên thủng lá nõn, 3 tuổi trở lên mới đục vào thân. Sâu đục vào thân ngô ở nửa dƣới của mỗi lóng sát với đốt bên dƣới. Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm. Sâu có thể phát sinh rộng, thậm chí trên một cây ngô có tới 3 - 4 lỗ đục. Sâu càng lớn lỗ đục càng to, khi gặp gió cây ngô sẽ bị gãy ngang thân hàng loạt.

Qua số liệu theo dõi thí nghiệm ở bảng 3.5. cho thấy: Sâu đục thân phá hoại trên tất cả các giống ngô lai tham gia thí nghiệm, các giống có tỷ lệ nhiễm sâu hại chủ yếu ở mức nhẹ điểm 1 (cả hai vụ).

Vụ Thu Đông 2012: Các giống ngô lai bị hại nhẹ đƣợc đánh giá ở điểm 1 tƣơng đƣơng với đối chứng.

Vụ Xuân 2013: Các giống ngô lai có tỷ lệ cây bị hại biến động từ 1 - 4% đƣợc đánh giá ở điểm 1 tƣơng đƣơng với đối chứng

* Bệnh đốm lá ngô

Đây là bệnh phổ biến thấy ở các vùng trồng ngô nƣớc ta, gây thiệt hại hàng năm từ 3-5% sản lƣợng, ở vùng trung du, đất cằn cỗi có nơi mất tới 25 - 30% sản lƣợng. Bệnh đốm lá ngô có hai loại: đốm lá lớn và đốm lá nhỏ.

- Bệnh đốm lá lớn: do nấm Helminthosporium turcium gây nên. Vết bệnh lúc đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó phát triển có dạng sọc hình thoi không đều đặn màu nâu hoặc xám bạc không có quầng vàng. Nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau làm cho lá khô táp rách bƣơm.

- Bệnh đốm lá nhỏ: do nấm Helminthosporium maydis gây nên. Vết bệnh nhỏ nhƣ mũi kim có quầng vàng sau lớn dần thành hình tròn, hình bầu dục màu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nâu có viền đỏ nhiều khi có quầng xám. Nhìn chung vết bệnh có nhiều vòng tròn đồng tâm, so với đốm lá lớn vết bệnh nhỏ và nhiều hơn.

Qua số liệu bảng 3.5. cho thấy: Hầu hết các giống lai tham gia thí nghiệm đều nhiễm bệnh đốm lá với tỷ lệ thấp, ở cả hai vụ thí nghiệm các giống ngô đều đƣợc đánh giá bị nhiễm bệnh rất nhẹ, thang điểm 1.

Vụ Thu Đông năm 2012: Các giống bị nhiễm bệnh rất nhẹ (1 - 10% diện tích lá bị bệnh) đƣợc đánh giá ở điểm 1 rất nhẹ tƣơng đƣơng với đối chứng.

Vụ Xuân năm 2013: Các giống đều đƣợc đánh giá là bị hại rất nhẹ tƣơng đƣơng với đối chứng, đƣợc đánh giá ở điểm 1.

* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia Solani; Corticum sasakii)

Bệnh gây hại chủ yếu trên bẹ lá, bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, phiến lá và lá bi làm giảm khả năng quang hợp, bắp không phát triển đƣợc, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới năng suất. Ngô bị bệnh nặng có thể làm giảm năng suất từ 10 -15%. Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây ngô, song biểu hiện rõ và nặng nhất từ lúc cây ngô chuẩn bị trỗ cờ đến khi ngô chín, nấm xâm nhập cả vào bắp gây nên hiện tƣợng chín ép ở ngô.

Qua số liệu bảng 3.5. cho thấy: Bệnh khô vằn xuất hiện ở tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm với tỷ lệ dao động từ 7,50% - 10,83 %. (vụ Thu Đông 2012) và từ 7,08% - 10,42 % (vụ Xuân năm 2013).

Vụ Thu Đông 2012: Tất cả các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khô vằn nhẹ hơn so với đối chứng, trong đó giống TB121 và LVN81 bị nhiễm bệnh thấp nhất (7,50%).

Vụ Xuân 2013: Tất cả các giống lai tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh khô vằn thấp hơn so với đối chứng, trong đó giống LVN81 có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp nhất (7,08%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tóm lại: Qua 2 vụ theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy 4 giống LVN66, TB121, LVN146 và LVN81 có khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với đối chứng và các giống khác trong thí nghiệm.

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 55 - 59)