Chiều cao đóng bắp

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 51 - 52)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.2.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp đƣợc xác định bằng khoảng cách tính từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng (bắp thứ nhất). Chiều cao đóng bắp phụ thuộc vào giống, ngoài ra còn chịu ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện chăm sóc, biện pháp kỹ thuật. Chiều cao đóng bắp liên quan đến khả năng chống đổ, gẫy, khả năng thụ phấn, thụ tinh của giống. Nếu những giống có chiều cao đóng bắp càng cao thì khả năng chống đổ càng kém, còn những giống có chiều cao đóng bắp thấp quá gây khó khăn cho quá trình thụ phấn thụ tinh, dễ bị sâu bệnh phá hoại, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: Đối với giống ngắn ngày bắp thƣờng đóng ở đốt thứ 7 - 8 và ở vị trí 35 - 38% chiều cao cây, đối với giống dài ngày bắp thƣờng ở vị trí đốt thứ 14 - 15 và chiếm khoảng 45 - 60% chiều cao cây. Nhìn chung chiều cao đóng bắp ở vị trí 1/2 chiều cao cây là thích hợp nhất.

Qua số liệu bảng 3.3 cho thấy:

Vụ Thu Đông năm 2012: chiều cao đóng bắp của các giống ngô gia thí nghiệm biến động từ 93,23 - 106,50 cm. Trong đó, các giống LVN66, LVN146

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và LVN883 có chiều cao đóng bắp thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại (LVN092, TB121, LVN81) có chiều đóng bắp tƣơng đƣơng giống đối chứng.

Vụ Xuân 2013: chiều cao đóng bắp của các giống ngô gia thí nghiệm biến động từ 94,70 - 107,85 cm. So với đối chứng, các giống LVN66, LVN146, LVN883 có chiều cao đóng bắp thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, các giống còn lại LVN092, TB121, LVN81 có chiều đóng bắp tƣơng đƣơng với giống đối chứng.

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)