Giai đoạn tung phấn, phun râu

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 47 - 48)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1.3.Giai đoạn tung phấn, phun râu

Thời gian từ trỗ cờ đến tung phấn có thể giao động đáng kể phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trƣờng. Cây ngô thƣờng tung phấn vào buổi sáng muộn và đầu buổi chiều. Khi hạt phấn tung ra khỏi bao phấn, hạt phấn rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, dễ bị chết nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Nhiệt độ thích hợp cho ngô thụ phấn thụ tinh từ 20 - 220C, nhiệt độ nhỏ hơn 130C và lớn hơn 350C sẽ làm hạt phấn mất sức sống và chết. Độ ẩm thích hợp là 80%, độ ẩm không khí quá thấp hoặc quá cao gây mất sức sống hạt phấn, làm hạt phấn chết. Nên bố trí thời vụ cho ngô trỗ trong khoảng thời gian có nắng và gió nhẹ, không có mƣa to, gió lớn.

Cây ngô bắt đầu phun râu khi thấy một vài râu ngô xuất hiện ở đầu lá bi của bắp. Thụ phấn có thể xảy ra khi những hạt phấn rơi đƣợc giữ lại trên râu mới phun. Hạt phấn đƣợc giữ lại cần 24 giờ để mọc ống phấn từ râu đến noãn nơi xảy ra thụ tinh. Thông thƣờng cần 2 - 3 ngày để tất cả râu trên một bắp phun hết. Đây là thời gian quyết định số hạt trên bắp, những hoa cái không đƣợc thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa.

Khoảng thời gian giữa tung phấn - phun râu cũng là yếu tố quyết định tỷ lệ thụ phấn, thụ tinh của ngô. Thời gian phun râu thƣờng sau tung phấn 1 - 5 ngày tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Hiện tƣợng tung phấn trƣớc phun râu thƣờng gặp ở Việt Nam và gọi là tính nhị chín trƣớc (Protandry). Ngƣợc lại phun râu trƣớc tung phấn gọi là tính nhuỵ chín sau (Protogyny). Ở điều kiện nƣớc ta, râu ngô phun trong khoảng thời gian từ 5 - 12 ngày. Nếu thời gian chênh lệch giữa tung phấn và phun râu lớn làm cho quá trình thụ phấn thụ tinh diễn ra khó khăn, ảnh hƣởng tới số noãn đƣợc thụ tinh. Những noãn không đƣợc thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hoá dẫn đến hiện tƣợng bắp đuôi chuột - bắp mà đỉnh cùi không kín hạt.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua số liệu bảng 3.2. cho thấy: Các giống ngô thí nghiệm vụ Thu Đông năm 2012 có thời gian từ gieo đến tung phấn biến động từ 54 - 58 ngày. Trong đó, giống LVN81 có thời gian từ gieo đến tung phấn tƣơng đƣơng đối chứng NK4300, các giống tham gia thí nghiệm còn lại đều có thời gian từ gieo đến tung phấn sớm hơn đối chứng NK4300 từ 1 - 4 ngày. Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 56 - 60 ngày. Trong đó, giống LVN81 và LVN883 có thời gian từ gieo đến phun râu tƣơng đƣơng đối chứng NK4300, các giống còn lại đều có thời gian từ gieo đến phun râu sớm hơn đối chứng NK4300 từ 2 - 4 ngày.

Vụ Xuân năm 2013: Các giống ngô thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung phấn biến động từ 57 - 60 ngày. Trong đó, giống LVN146 có thời gian từ gieo đến tung phấn dài hơn giống đối chứng 1 ngày, giống LVN81 có thời gian từ gieo đến phun râu tƣơng đƣơng đối chứng NK4300, các giống tham gia thí nghiệm còn lại (LVN66, TB121, LVN883, LVN092) đều có thời gian từ gieo đến tung phấn sớm hơn đối chứng NK4300 là 2 ngày . Thời gian từ gieo đến phun râu của các giống tham gia thí nghiệm dao động từ 59 - 61 ngày. Trong đó, giống LVN146 và LVN 81 có thời gian từ gieo đến phun râu tƣơng đƣơng với giống đối chứng. Các giống tham gia thí nghiệm còn lại (LVN66, LVN883, LVN092 và TB121) đều có thời gian từ gieo đến phun râu sớm hơn đối chứng NK4300 từ 1 - 2 ngày.

Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: Ở cả hai vụ thì các giai đoạn trỗ cờ, tung phấn, phun râu đều diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi (Ao

87%, to 24,3oC vụ Thu Đông và Ao

85%, to 27,3oC vụ Xuân) (phụ lục Điều kiện thời tiết, khí hậu năm 2012, 2013 tại huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang)[10], nên khoảng cách tung phấn - phun râu của hầu hết các giống lai trung bình (biến động từ 1 - 3 ngày) thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh.

Một phần của tài liệu so sánh một giống ngô lai mới vụ thu đông năm 2012 và vụ xuân năm 2013 tại huyện bắc mê, tỉnh hà giang (Trang 47 - 48)