7. Cấu trúc của đề tài
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tự học thơng qua hệ thống câu hỏi trong tiến
trình bài học
“Tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự
ngạc nhiên hay một sự thắc mắc, từ một mâu thuẫn” [30, tr.207]. Chính vì
vậy mà từ trước tới nay, trong bất kì một phương pháp dạy học nào cũng cĩ một hệ thống câu hỏi nhất định. Trong giờ giảng văn truyền thống GV cũng đặt câu hỏi nhưng hình thức của nĩ thường yêu cầu HS hiểu ở mức độ tái hiện kiến thức. GV đặt câu hỏi một cách tùy hứng, khi cần thì hỏi chứ khơng thành hệ thống dẫn dắt HS tìm hiểu tác phẩm.
Để phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, người GV cần chuẩn bị một lượng câu hỏi thích hợp, phù hợp với trình độ phát triển của HS. Những câu hỏi này phải được đặt ra theo một hệ thống thích hợp với từng bước hướng dẫn HS tìm hiểu khám phá tác phẩm.
2.3.1.1. Yêu cầu của hệ thống câu hỏi
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức
Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi cĩ sự phát triển nhanh về tư duy, tuy nhiên sự trải nghiệm, vốn kinh nghiệm của các em cịn hạn chế. Đứng trước những vấn đề mới mẻ các em cịn hết sức bỡ ngỡ. Khi ra câu hỏi GV cần hướng đến đối tượng là HS, khơng được áp đặt nhận thức của mình cho HS.
Nguyên tắc vừa sức cũng thể hiện rằng nếu câu hỏi quá dễ hoặc quá khĩ đều khơng đạt được hiệu quả dạy học. Vì vậy GV phải căn cứ vào lứa tuổi để xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phải theo một trình tự lơgic
Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật, nĩ bao gồm các bộ phận, các lớp cĩ mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, hữu cơ với nhau. Chính vì vậy mà GV phải đặt câu hỏi sao cho giúp HS từng bước đi sâu vào tác phẩm theo một hệ thống lơgic.
Thứ tự của các câu hỏi cĩ thể khơng cố định do tính linh hoạt của giờ dạy nhưng vẫn phải đảm bảo tính lơgic. Điều này cĩ nghĩa là câu hỏi trước phải là điều kiện, là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tiếp của câu hỏi trước. Muốn như vậy, GV phải xác định được chức năng của từng câu hỏi, mục đích hỏi để cĩ các yếu tố kết nối các câu hỏi và cĩ thứ tự hỏi phù hợp.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phải kích thích được khả năng, hứng thú,
nhu cầu muốn hiểu biết của HS
Đây là vấn đề chủ chốt của câu hỏi. Câu hỏi kích thích tư duy của HS chứ khơng phải chỉ địi hỏi trí nhớ một cách đơn thuần. Để kích thích nhu cầu hiểu biết của HS, GV đưa ra câu hỏi xác định mức độ hiểu biết của HS từ dễ đến khĩ. Cĩ như vậy thì HS mới thấy tư cách chủ thể của mình được tơn trọng và cĩ hứng thú khát vọng chiếm lĩnh nghệ thuật. Câu hỏi quá đơn giản hay quá phức tạp đều khơng kích thích được hứng thú học tập của các em.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phải chính xác, rõ ràng
Từ ngữ được dùng trong câu hỏi phải đảm bảo được tính khoa học và tính nghệ thuật theo đặc trưng bộ mơn.
Câu hỏi phải xác định rõ mục đích của nĩ, tránh sử dụng từ ngữ tối nghĩa, tránh sử dụng nhiều từ phủ định trong một câu hỏi. GV khơng được
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phải căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của văn bản
Trong khi xây dựng câu hỏi cĩ thể cĩ những câu liên hệ với các yếu tố ngồi văn bản tác phẩm. Tuy nhiên mục đích của những câu hỏi ấy là nhằm giúp HS hiểu rõ nội dung, nghệ thuật của văn bản hơn. GV khơng được võ đốn, tất cả những câu hỏi đưa ra khơng được xa rời văn bản tác phẩm mà phải dựa trên cơ sở nội dung nghệ thuật của văn bản đĩ.
2.3.1.2. Phân loại câu hỏi
Cĩ nhiều cách phân loại câu hỏi: Căn cứ vào tính chất, yêu cầu của câu hỏi cĩ thể chia ra làm các loại câu hỏi sau: Câu hỏi phát hiện; Câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng; Câu hỏi phân tích; Câu hỏi so sánh; Câu hỏi khái quát và tranh luận; Câu hỏi vận dụng kiến thức... Căn cứ vào giai đoạn của quá trình học cĩ thể chia làm 2 loại sau: Câu hỏi hướng dẫn ở nhà và câu hỏi hướng dẫn trên lớp. Ở mục này, chúng tơi xem xét ở khía cạnh phân chia thứ hai.
* Câu hỏi hướng dẫn ở nhà
Qua thực tế khảo sát việc giảng dạy Truyện Kiều ở trường phổ thơng,
chúng tơi nhận thấy khâu chuẩn bị ở nhà của HS thường khơng được chú trọng một cách thích đáng. GV khơng hướng dẫn cụ thể cho HS mà chỉ yêu cầu các em trả lời câu hỏi trong SGK, hoặc chỉ dành một ít phút cuối cùng của giờ học GV dặn dị HS học bài và chuẩn bị bài mới. Chính vì vậy việc chuẩn bị bài của HS ở nhà thường khơng ăn khớp hoặc ít liên quan đến hoạt động thầy trị ở trên lớp.
GS. Phan Trọng Luận đã chỉ ra tầm quan trọng của khâu chuẩn bị bài như
sau: “Chuẩn bị bài ở nhà là khâu tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp được sâu
sắc hơn. Bằng kinh nghiệm sống và kinh nghiệm văn học của bản thân, HS trực tiếp đi vào thế giới tác phẩm. Trên cơ sở cảm thụ trực tiếp, tươi mát đĩ của HS về tác phẩm, GV sẽ khơi sâu, phát triển những ấn tượng đúng đắn và
loại trừ đi những cảm xúc và suy nghĩ ban đầu cịn chủ quan, lệch lạc của HS
về tác phẩm, về tác giả hay về một nhân vật, một chi tiết trong tác phẩm...”.
[31, 54].
Nội dung cơng việc chuẩn bị bài ở nhà của HS cĩ nhiều mặt, đa dạng. Cĩ thể là tập đọc, tìm hiểu điển tích, điển cố, từ ngữ khĩ, suy nghĩ về một chi tiết
nghệ thuật. Với các đoạn trích Truyện Kiều, việc tìm hiểu điển tích, điển cố,
các từ ngữ Hán Việt là một việc làm hết sức cần thiết. GV cĩ thể đưa ra câu hỏi (khoảng 3 – 4 câu hỏi cho HS) đồng thời yêu cầu HS tham khảo thêm câu hỏi trong SGK.
Đối với đoạn trích Trao duyên: GV yêu cầu HS tìm hiểu trước đoạn trích,
cảm nhận được diễn biến tâm trạng đầy phức tạp của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đĩ thấy được phẩm chất cao quý nổi bật của Thúy Kiều: đức hi sinh, lịng vị tha, đồng thời thấy được thái độ đồng cảm sâu sắc của tác giả trước hồn cảnh đau khổ và bế tắc của con người. Qua đĩ HS thấy được nghệ thuật phân tích tâm lí đặc sắc, ngơn ngữ thơ điêu luyện của Nguyễn Du. GV cĩ thể cho HS câu hỏi chuẩn bị bài như sau:
(1). Nếu đặt đoạn trích trong tồn bộ tác phẩm, chúng ta thấy đoạn trích cĩ vai trị như thế nào trong việc khắc họa nhân vật Kiều? Và tấm lịng của tác giả đối với nhân vật của mình ra sao?
(2). Hình dung tồn bộ diễn biến cuộc “trao duyên” và khái quát giá trị
đoạn trích?
(3). Bằng khả năng tưởng tượng cũng như lơgic cuộc sống hãy hình dung diễn biến tâm trạng của Thúy Vân khi nghe chị gái giãi bày tâm sự?
(4). Qua việc Nguyễn Du dùng ngơn ngữ nhân vật để xây dựng quá trình diễn biến nội tâm của Thúy Kiều trong đêm trao duyên, ta thấy được tài nghệ gì của Nguyễn Du?
GV trả lời những thắc mắc của HS nếu các em chưa hiểu câu hỏi. Đồng thời cĩ gợi ý cách thức trả lời những câu hỏi này cho HS.
Đối với đoạn trích Nỗi thương mình: Sự chuẩn bị ở nhà của HS hướng vào nội dung cơ bản sau: Hiểu được Kiều một thiếu nữ tài sắc, một tâm hồn trong trắng đã bị xã hội phong kiến xơ đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã buộc phải chấp nhận thân phận làm kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đĩ thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả (sự cảm thơng, trân trọng với nhân vật). Hiểu được Kiều cĩ ý thức rất cao về phẩm giá bản thân. Nỗi niềm thương thân, tủi phận sâu sắc của nhân vật phản ánh sự chuyển biến trong ý thức hệ cá nhân của con người trong văn học trung đại. Đồng thời nắm được nghệ thuật ngơn từ của Nguyễn Du trong việc tả tình cảnh cũng như nội tâm nhân vật. GV cĩ thể đưa ra câu hỏi chuẩn bị ở nhà như sau:
(1). Tâm trạng của Kiều trước cuộc sống trụy lạc chốn lầu xanh?
(2). Tiêu đề Nỗi thương mình và câu thơ “Giật mình mình lại thương mình
xĩt xa” giúp chúng ta nhận thức gì về nhân vật Kiều và nĩ cĩ ý nghĩa mới mẻ
như thế nào đối với văn học trung đại?
(3). Nghệ thuật trần thuật trong Truyện Kiều rất đặc sắc. Hãy chỉ ra sự đặc
sắc ấy qua đoạn trích Nỗi thương mình?
(4). Truyện Kiều từ khi ra đời đến nay đã cĩ nhiều ý kiến đánh giá khác nhau,
với những kiến thức đã học và vừa học, em đánh giá như thế nào về nàng Kiều của Nguyễn Du?
Đối với đoạn trích Chí khí anh hùng, cơng việc yêu cầu HS chuẩn bị ở
nhà phải hướng vào: Giúp HS hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải. Và thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích. GV đưa ra câu hỏi như sau:
(1). Lí tưởng anh hùng của Từ Hải được bộc lộ như thế nào trong đoạn trích? (từ ngữ, lời nĩi, thái độ...)
(2). Trong đoạn trích này, Nguyễn Du miêu tả Từ Hải bằng bút pháp hiện thực hay theo khuynh hướng lí tưởng hĩa? Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải cĩ phải là cách miêu tả phổ biến của văn học trung đại hay khơng? Anh
(chị) học được gì từ nhân vật Từ Hải (từ lí tưởng anh hùng và con người Từ Hải)?
Như vậy, hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà cho HS là rất quan trọng. Thực tế 45 phút 1 tiết học ở trên lớp sẽ khơng thể nào thu được hiệu quả như mong muốn nếu như khơng cĩ khâu chuẩn bị bài này của HS. Thơng qua hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà, GV đã cung cấp cho HS định hướng ban đầu tiếp nhận tác phẩm. Sự đính hướng giúp cho sự tiếp nhận đi đúng quỹ đạo của nĩ. Chú ý đến xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà cho HS là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn tự học ban đầu này.
* Câu hỏi hướng dẫn trên lớp
Tổ chức bài học trên lớp là giai đoạn quan trọng nhất. Đây là giai đoạn tổ chức định hướng cho HS vào chiều sâu văn bản. Để phân tích cắt nghĩa được văn bản tác phẩm, trước hết GV phải cho HS đọc văn bản. Đối với văn bản ngắn thì đọc tồn bộ, đối với văn bản cĩ dung lượng dài thì GV cĩ thể cho HS
đọc những đoạn, những phần được coi là “điểm sáng thẩm mĩ”, là nơi quy tụ
giá trị của tồn văn bản.
Trong giai đoạn này, GV cũng cần chú ý đến những yếu tố ngồi văn bản như hồn cảnh xã hội, lịch sử, tiểu sử tác giả, hồn cảnh sáng tác, chủ đề, đề tài... Đối với những yếu tố ngồi văn bản, phần lớn GV sử dụng câu hỏi tái hiện. Tuy nhiên cũng cần cĩ những câu hỏi gợi tìm hướng vào việc xác định tư tưởng nghệ thuật và phong cách nhà văn.
Ví dụ: Khi dạy học đoạn trích Chí khí anh hùng cĩ thể nêu câu hỏi sau:
(?) Truyện Kiều thuộc văn học trung đại, mang những đặc điểm của văn học trung đại về thi pháp cũng như hình thức biểu hiện. Cho biết những hiểu biết của em về cách miêu tả nhân vật anh hùng trong văn học thời kì này?
Đối với câu hỏi này, GV định hướng để HS thấy được hồn cảnh sáng tác gắn với quan niệm của nhà văn và gắn với nội dung tác phẩm. Cách miêu tả nhân vật anh hùng của văn học trung đại mang tính ước lệ và theo một khuơn
mẫu nhất định. Nghệ thuật tả người anh hùng thì phải dùng những từ ngữ và hình ảnh gợi liên tưởng đến khơng gian vũ trụ gây ấn tượng hồnh tráng, kì vĩ. Đây là cách miêu tả rất phổ biến của văn học trung đại.
Khi tổ chức HS vào chiều sâu văn bản (tức là hoạt động phân tích, cắt nghĩa) được diễn ra theo 3 bước nhỏ. Theo từng bước này, GV đưa ra những câu hỏi hợp lí.
Bước 1: Khái quát hĩa nghệ thuật sơ bộ, định hướng sơ bộ ban đầu. GV đưa ra những câu hỏi hướng vào âm điệu chính yếu tốt lên khi đọc văn bản như cảm hứng sáng tạo, ấn tượng lưu lại lâu dài gây nhiều xúc động và suy nghĩ cho bản thân, chủ đề, hình tượng bao trùm, cách diễn đạt mới, ấn tượng về sự mở đầu và kết thúc văn bản. Đặc biệt là làm thế nào để HS đọc được cách diễn đạt mới của văn bản so với các văn bản cùng thời và cùng thể loại.
Ví dụ: Học đoạn trích Nỗi thương mình, tìm hiểu cảm nhận chung về đoạn
trích, GV gợi để HS khám phá bằng các câu hỏi:
(?) Tâm trạng bao trùm đoạn trích là tâm trạng gì? Vì sao lại như vậy?
(?) Hình ảnh nào gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất khi đọc xong đoạn trích? Vì sao?
(?) Từ việc đọc và cĩ những cảm nhận sơ bộ ban đầu về đoạn trích, theo em
Nỗi thương mình cĩ thể phân tích theo hướng nào? Vì sao lại như vậy?
Đối với đoạn trích Trao duyên, ở bước này cĩ thể cĩ câu hỏi sau:
(?) Sau khi đọc xong đoạn thơ hãy xác định đây là lời của ai nĩi với ai? Nĩi trong tâm trạng nào?
(?) Hình ảnh nào trong bài thơ để lại suy nghĩ cho e nhất? Vì sao?
(?) Đoạn trích cĩ thể được chia làm mấy phần? Nội dung tương ứng của từng phần?
Đối với đoạn trích Chí khí anh hùng, cĩ thể hỏi như sau:
(?) Cảm hứng bao trùm đoạn trích là cảm hứng gì? Vì sao cĩ thể khẳng định như vậy?
(?) Em thích nhất hình ảnh nào về nhân vật Từ Hải? Vì sao?
Những câu hỏi ở bước này khơng đi vào chi tiết cụ thể mà hướng HS đi vào những vấn đề trọng tâm của đoạn trích. Những câu hỏi này là điều kiện là tiền đề để dẫn dắt các em đến với việc trả lời câu hỏi ở bước hai.
Bước hai: Cụ thể hĩa nghệ thuật trên cơ sở khái quát hĩa nghệ thuật ban đầu GV đưa ra những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS phân tích phương thức trình bày độc đáo của văn bản. Phần này cần dựa vào đặc trưng thi pháp thể loại. Chú ý đến phân tích nhịp điệu, hình ảnh thơ, hình tượng nhân vật. GV cĩ những câu hỏi định hướng HS bộc lộ năng lực tiếp nhận văn chương của bản thân thơng qua các giác quan (trực giác) và kinh nghiệm sống (trực cảm) cũng
như suy luận của HS. Chú ý đến những “điểm sáng thẩm mĩ”, những chi tiết
đắt giá và vai trị của nĩ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của đoạn trích.
Ví dụ: Khi dạy học đoạn trích Trao duyên cĩ thể cĩ câu hỏi cụ thể hĩa nghệ
thuật như:
(?) Đoạn trích khi thì nhịp điệu nhanh, khi thì nhịp điệu chậm (lúc là 2/4, khi thì 5/3, 4/4, cĩ khi 3/3 hay 2/2/2) linh hoạt cĩ tác dụng gì trong việc diễn tả tâm lí nhân vật?
Nguyễn Du là bậc thầy của nghệ thuật ngơn từ, từng câu, từng từ và đến từng chi tiết Nguyễn Du sử dụng mang dụng ý nghệ thuật nhất định. Khi đặt
câu hỏi cần phải chú ý điều này. Đoạn trích Trao duyên là một minh chứng.
Thúy Kiều là chị nhưng lại nĩi với em bằng những lời lẽ rất khiêm nhường:
“Cậy em, em cĩ chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Thúy Kiều dùng từ “cậy” mà khơng dùng từ “nhờ” vì từ “cậy” mang hàm
nghĩa tin cậy, hi vọng (trơng cậy) em sẽ nghe mình, cịn nhờ thì mang sắc
thái tùy ý, khơng nài ép. Thúy Kiều dùng từ “chịu lời” chứ khơng phải là