7. Cấu trúc của đề tài
1.1.2. Truyện Kiều và những điểm cần lư uý khi dạy học Truyện Kiều
1.1.2.1. Truyện Kiều và vai trị vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học dân
tộc nĩi chung, trong chương trình giảng dạy phổ thơng nĩi riêng
Nền văn học nước ta thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX đạt được những thành tựu rực rỡ cả về nội dung thơ văn và nghệ thuật. Rất nhiều tên tuổi đã đưa văn học giai đoạn này lên đỉnh cao, trong đĩ khơng thể khơng kể đến Nguyễn Du
và tác phẩm Truyện Kiều.
Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn nhất trong giai đoạn phát triển
rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa
thơ ca dân tộc lên đỉnh cao mà trước đĩ chưa từng thấy.
Truyện Kiều (hay cịn gọi là Đoạn trường tân thanh) được viết dựa vào
tác phẩm Kim Vân Kiều truyện (bằng văn xuơi) của Thanh Tâm tài nhân –
Trung Quốc. Nguyễn Du đã vay mượn đề tài truyện để sáng tạo nên kiệt tác
Truyện Kiều. Truyện Kiều viết theo thể lục bát và cĩ 3254 câu thơ. Nguyễn
Du đã bỏ một số chi tiết trong Kim Vân Kiều truyện và thêm vào rất nhiều
chi tiết khác. Cĩ thể nĩi, Nguyễn Du đã cảm lại, nhận thức lại, sắp xếp lại cốt truyện cũ. Nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những điều mình từng trải nghiệm trong cuộc đời và thể hiện nĩ bằng ngịi bút tràn đầy cảm xúc của một nhà thơ luơn đau đời và thắm tình người. Nguyễn Du đã sáng
tác lại Truyện Kiều theo đặc điểm loại hình văn học dân tộc (truyện Nơm và
thể thơ lục bát). Nguyễn Du đã kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục
những nhược điểm của Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo nên một kiệt tác mới
Trong chương trình phổ thơng, Nguyễn Du được học với tư cách là một
tác gia lớn. Truyện Kiều khơng chỉ tiêu biểu cho Nguyễn Du, cho văn học
Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX mà cịn tiêu biểu
cho cả nền văn học dân tộc. Truyện Kiều là một bức tranh tồn cảnh về chiều
sâu của xã hội phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy tàn, đổ nát. Truyện
Kiều khơng chỉ cĩ giá trị trong nước mà cịn cĩ vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học nhân loại. Nĩ đã được đơng đảo bạn bè thế giới biết đến và
ưa thích. Bên cạnh nội dung sâu sắc, chứa đựng tư tưởng tiến bộ, Truyện
Kiều cịn cĩ giá trị nghệ thuật chĩi lọi. Dạy Truyện Kiều cịn giúp cho HS
biết, hiểu về ngơn ngữ Việt Nam, giáo dục cho HS yêu quý ngơn ngữ, tiếng
nĩi, thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong sách Ngữ văn 10 hiện
nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều chiếm 6 tiết dạy (2 tiết về tác giả, 4 tiết về
các đoạn trích Truyện Kiều).
1.1.2.2. Những điểm cần lưu ý khi dạy học Truyện Kiều
Truyện Kiều là một tác phẩm lớn của văn học cổ điển. Truyện Kiều phản
ánh những đặc điểm chung của văn học thời kì trung đại bên cạnh những đặc điểm riêng của nĩ. Ở mục này, chúng tơi khơng trình bày tồn bộ vấn đề về
thi pháp Truyện Kiều mà chỉ điểm lại những yếu tố rất cơ bản dưới gĩc độ
nghiên cứu dạy học.
* Thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
- Quan niệm nghệ thuật về con người
Dựa trên cơ sở cốt truyện của Thanh Tâm tài nhân Nguyễn Du đã sáng tạo nên Truyện Kiều. Một trong những sáng tạo của Nguyễn Du trong tác phẩm
này là quan niệm mới về con người. Nguyễn Du đã biến con người “đạo lí”
trong Kim Vân Kiều truyện thành con người “tâm lí” trong Truyện Kiều.
Con người trong Truyện Kiều là sản phẩm của thời đại. Họ cĩ ý thức sâu
thách bị đau đớn nhiều về tinh thần. Con người trong Truyện Kiều là con người lưỡng phân, cĩ thiện, cĩ ác, nĩ phát triển theo thời gian và tính cách khơng hồn tồn cố định. Bên cạnh đĩ Nguyễn Du cịn bộc lộ cái nhìn nghệ thuật nhiều chiều đối với các hiện tượng đời sống được mơ tả. Phần lớn các sự kiện trong cuộc đời Thúy Kiều được nhìn nhận và bình luận từ các gĩc độ khác nhau (ví dụ như việc Thúy Kiều trao duyên cho em cũng cĩ 2 chiều hướng: tay muốn trao kỉ vật và tình khơng muốn trao).
- Khơng gian nghệ thuật
“Khơng gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn
liền với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giới hạn giá trị của con
người”.[14, tr.160]. Khơng gian trong Truyện Kiều được xem như đối tượng
để suy nghĩ, cảm xúc của con người. Đĩ chính là khơng gian cảm nghĩ, khơng gian tâm trạng.
Khơng gian trước khi lưu lạc trong Truyện Kiều là nơi khơng cịn bấu víu
được, nĩ hồn tồn xa lạ và nàng cứ lênh đênh trơi dạt giữa dịng đời. Chính nơi khơng gian xa lạ của quê người, con người luơn cảm thấy thấm thía sự cách trở, chia lìa. Trong khơng gian đĩ, Thúy Kiều đau đáu nhớ mong quê cũ. Khơng gian nội cảm trong tác phẩm đã khiến người đọc khơng nghĩ rằng câu chuyện đang xảy ra tại địa danh xa lạ của Trung Quốc. Những con người, địa danh trong tác phẩm thân thuộc, gần gũi với chúng ta như ở Việt Nam. Điều đĩ gĩp phần lí giải sự thành cơng của tác phẩm.
- Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều là tập hợp của thời gian định
mệnh (tồn tại trong quan niệm của nhân vật), thời gian sự kiện chồng chéo,
gấp khúc, thời gian 3 kiếp. Điểm nổi bật của Truyện Kiều so với nhiều
Truyện Nơm khác là đã cĩ một hệ thống tính thời gian: năm, ngày, tháng, buổi, cĩ khi tính bằng giờ. Điều này cho phép người đọc hình dung ra cảnh
sống của thực tại. Tính thực tại càng đậm đà khi thời gian sự kiện gắn liền với cảm xúc bốn mùa của thiên nhiên. Nguyễn Du cịn tạo ra trong tác phẩm này thời gian mang tính ước lệ. Để khám phá ý nghĩa phong phú của thực tại,
Nguyễn Du rất chú ý đến yếu tố “bây giờ”. Khám phá ra cái “bây giờ” chính
là tác giả đi sâu phân tích tâm lí nội tâm nhân vật. Điều này cho thấy bên cạnh
dịng thời gian sự kiện, Truyện Kiều cịn cĩ thêm dịng thời gian tâm trạng.
* Mơ hình tự sự và các ngơn ngữ nghệ thuật - Cốt truyện
Cốt truyện của Truyện Kiều được vay mượn từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm tài nhân và do đĩ chịu ảnh hưởng trực tiếp nghệ thuật
xây dựng truyện của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Tuy nhiên, Truyện Kiều
khơng cịn hình thức phân hồi mà được cấu tạo bằng một chuỗi câu chuyện nhỏ. Trong mỗi chuyện nhỏ lại cĩ nhiều chuyện nhỏ hơn nữa.
Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự bằng thơ, Nguyễn Du đã kể rành mạch từng
chuyện, mỗi chuyện đều cĩ mở, cao trào, kết, làm cho người đọc dễ theo dõi. - Chất tự sự
Tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân là một tiểu
thuyết chương hồi dài tất cả 20 hồi. Truyện cĩ nhiều tình tiết phức tạp, nhiều
nhân vật, nhiều sự kiện. Nguyễn Du dựa vào đĩ viết Truyện Kiều dưới hình
thức truyện thơ Nơm nên những yếu tố tự sự vẫn cịn thể hiện rõ nét trong tác
phẩm. Dựa vào cách kể, tả, bình trong 3254 câu Kiều ta cĩ thể xếp Truyện
Kiều của Nguyễn Du vào thể loại tự sự (vì ở đây cĩ lời kể, tình tiết, cốt truyện
với các biến cố và hoạt động của các nhân vật trong mối liên hệ với sự vật).
Tuy nhiên, với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một phương thức tự
sự mới. Tác giả đã đưa lời kể bằng lăng kính cảm nhận của nhân vật, làm cho lời kể thấm đẫm cảm xúc, hướng tới phát hiện nội tâm nhân vật. Trong
Truyện Kiều, cĩ lúc lời kể cịn là lời cảm thán. Điều đĩ càng làm tăng sức biểu đạt của tình cảm.
Khi kể chuyện nhà thơ ít sử lối kể trực tiếp mà sự vật trong truyện thường được nĩi đến qua các ẩn dụ, hốn dụ. Sự vật, sự việc chỉ là cái cớ để tác giả
nĩi lên tâm tình nhân vật. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cịn tham gia bình
luận trực tiếp. Đĩ là những lời bình luận nặng về cảm xúc và sự đồng cảm như những người đứng trong cuộc.
- Chất trữ tình
Truyện Kiều là tác phẩm tự sự bằng thơ. Trong khi đĩ “Thơ là hình
thức sáng tác văn học phản ánh đời sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngơn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là cĩ
nhịp điệu” [14, tr.309] vì thế Truyện Kiều mang đậm tính trữ tình. Nĩi tới
chất trữ tình là nĩi tới cảm xúc, cảm nhận của chủ thể, cái tơi cá nhân của con người. Chất thơ, trữ tình thể hiện ở sự nội cảm hĩa, cá tính hĩa các sự vật hiện tượng.
Trong Truyện Kiều, chất thơ được thể hiện rất rõ. Trước tiên đĩ là ở cảnh
vật, trong cảnh cĩ tình và tình lồng trong cảnh. Đây là nét đặc trưng thi pháp rất quen thuộc của văn học cổ điển Việt Nam. Thứ hai, chất thơ chất trữ tình
trong Truyện Kiều thể hiện ở việc trực tiếp miêu tả tình cảm cá nhân của
nhân vật. Đọc đoạn trích Nỗi thương mình chúng ta thấy được tâm trạng đớn
đau, xĩt xa, tủi nhục của Thúy Kiều khi bị đẩy vào chốn bùn nhơ. Đĩ cịn là nỗi đau thân phận, nỗi đau thay đổi giá trị con người trước hiện thực phũ
phàng của bản thân nhân vật. Thứ ba, chất thơ trong Truyện Kiều cịn được
thể hiện ở lời văn và cấu trúc tự sự. Lời văn giàu cảm xúc, nhạc tính, sự lặp lại của những tình tiết (những cuộc chia tay, những lần nhớ nhà, nhớ người yêu, những lần đánh đàn) mỗi lần lại mang những nét riêng tạo nên chất thơ
trong Truyện Kiều.
Chất thơ trữ tình trong tác phẩm là một trong những nguyên nhân tạo nên sức lay động lịng người và sự lâu bền của tác phẩm.
Hai tính chất tự sự của thể loại truyện và trữ tình của thể loại thơ lục bát luơn tồn tại song song trong tác phẩm. Đây chính là đặc điểm nổi bật của
Truyện Kiều mà khi hướng dẫn HS tự học người GV khơng thể bỏ qua. Khai
thác Truyện Kiều trên hai phương diện này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hiểu
nghệ thuật miêu tả tâm lí, đặc sắc và cảm hứng trữ tình trong tác phẩm. - Độc thoại nội tâm
Qua độc thoại nội tâm, tình cảm chủ quan của nhân vật bộc lộ mãnh liệt hơn. Đồng thời cũng qua độc thoại nội tâm, cái nhìn nhân vật như chìm trong dịng của ý thức. Lời độc thoại nội tâm gĩp phần giúp người học thấy được đầy đủ, trọn vẹn diện mạo tinh thần của nhân vật chính. Điều đĩ làm cho
Truyện Kiều khơng cịn là một tác phẩm tự sự thuần túy kể lại những điều đã thấy như rất nhiều tác phẩm cùng thể loại.
Trên đây là những yếu tố căn bản về Truyện Kiều mà chúng tơi đưa ra
dưới gĩc độ nghiên cứu giảng dạy. Bên cạnh đĩ cịn rất nhiều yếu tố cần phải quan tâm như: ẩn dụ, sĩng đơi, đối ngẫu, điển tích, điển cố…đây chính là sự phong phú trong thi pháp của một tác phẩm nổi tiếng.