7. Cấu trúc của đề tài
2.3.3. Hướng dẫn học sinh tự học bằng việc đa dạng hĩa các hình thức
luyện tập sáng tạo
Những tác phẩm văn học lớn cĩ giá trị khơng cùng. Qua mỗi thời đại người học lại phát hiện thêm những giá trị mới của tác phẩm. Hoạt động luyện tập là rất cần thiết. Hoạt động luyện tập vừa nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức, vừa khai thác sâu thêm để phát hiện những giá trị mới của tác phẩm. Hình thức luyện tập thường được thực hiện trong giai đoạn cuối cùng của mỗi bài học và chiếm khoảng thời gian ngắn. Sau quá trình tiếp nhận tác phẩm, hình thức luyện tập khơng chỉ là việc làm tái hiện mà cịn thể hiện sự
thơng hiểu và vận dụng kiến thức một cách bản chất. Qua đĩ, GV cĩ thể đánh giá năng lực cảm thụ văn học của HS.
Luyện tập là thao tác sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá và cũng là biện
pháp để GV thu nhận “tín hiệu phản hồi” từ kết quả tiếp nhận của HS. Đồng
thời qua đĩ khắc sâu kiến thức của HS theo định hướng mục tiêu bài học. Cĩ nhiều hình thức luyện tập. Tùy vào đặc điểm và yêu cầu riêng của mỗi bài học
mà cĩ hình thức luyện tập phù hợp. Đối với các đoạn trích Truyện Kiều trong
SGK Ngữ văn 10 cĩ thể dùng các hình thức luyện tập sau:
- Tiến hành đọc diễn cảm lại tồn bộ đoạn trích hay đọc phân vai
Nếu như ở giai đoạn đầu (tiếp xúc ban đầu với tác phẩm) đọc là để tạo ấn tượng ban đầu và xác định hướng khai thác tác phẩm thì cơng việc đọc diễn cảm ở giai đoạn này cĩ ý nghĩa khác. Đọc ở đây nhằm khẳng định một hiệu quả tiếp nhận văn học để tái hiện lại tồn bộ hệ thống hình tượng của tác phẩm, khắc sâu kiến thức. HS phải vận dụng tồn bộ hiểu biết của mình qua
giờ học để cĩ cách đọc diễn cảm phù hợp nhất. Đối với đoạn trích Chí khí
anh hùng cĩ thể tiến hành đọc phân vai: lời người kể chuyện, lời của Từ Hải, lời của Thúy Kiều. Trong đĩ phân biệt giữa lời của Từ Hải và lời của Thúy Kiều. Lời của Từ Hải thì dứt khốt, kiên quyết, thể hiện ý chí của người anh hùng, lời của Thúy Kiều thì tình cảm, lưu luyến, thể hiện tình yêu thương của người vợ dành cho chồng.
Bên cạnh đĩ cũng cĩ thể diễn xướng dưới hình thức ngâm hay nghe những đoạn băng đài về ngâm đoạn trích đang học.
Đọc diễn cảm cĩ vai trị quan trọng. Đọc diễn cảm cuối giờ học vừa khắc sâu kiến thức vừa tạo được ấn tượng lưu lại lâu dài về tác phẩm.
- Tái hiện một tình huống then chốt hay tồn bộ tác phẩm
Ở đây cĩ thể là tái hiện lại một phương diện bản chất nào đĩ hoặc tồn bộ tác phẩm. Cĩ khi chỉ là một chi tiết, một hình ảnh nhưng gợi ra nhiều ý nghĩa và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Cĩ khi là tái hiện tồn bộ hình
tượng của tác phẩm vừa được tiếp cận phân tích. Việc tái hiện này sẽ khắc sâu kiến thức cho HS.
Ví dụ: Sau khi học đoạn trích Trao duyên, yêu cầu HS luyện tập bằng
câu hỏi:
(?) Anh (chị) hãy hình dung tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân?
- Đặt lại tên cho tiêu đề đoạn trích
HS phải suy nghĩ, lựa chọn tên hợp lí trên cơ sở phát triển lơgic của hình tượng hay xu thế của tác phẩm. Để thực hiện được thao tác luyện tập này, HS phải tái hiện lại tồn bộ kiến thức vừa khám phá trong quá trình học, tái hiện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm để cĩ sự lựa chọn phù hợp nhất.
Khơng nên nghĩ rằng chỉ cĩ các nhà nghiên cứu chuyên văn học, những người cĩ kiến thức uyên thâm mới cĩ khả năng này. HS hay cĩ những sáng tạo độc đáo, mới lạ, bất ngờ. Vì thế, hình thức luyện tập trên khơng phải là quá xa vời với các em.
Ví dụ: Đối với đoạn trích Trao duyên, yêu cầu HS như sau:
(?) Cĩ thể đặt tiêu đề khác cho đoạn trích Trao duyên như thế nào? Vì sao lại
đặt như vậy?
Tiêu đề tác phẩm khơng chỉ là cái tên đơn thuần. Việc đặt lại tên tiêu đề cho đoạn trích địi hỏi HS xâu chuỗi, huy động tư duy lơgic. Các em được đặt trước một vấn đề mới lạ, điều đĩ thu hút và kích thích sự tích cực của HS. - Xây dựng lời đối thoại hay lời tâm sự với nhân vật (hoặc trao đổi với nhà văn)
Hình thức luyện tập này giúp HS bộc lộ và thanh lọc cảm xúc thẩm mĩ đồng thời kích thích trí liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của HS. HS cĩ thể viết lên những suy nghĩ, cách lí giải của mình để trao đổi (giả tưởng) với nhà văn về một vấn đề nào đĩ (cĩ thể là tâm đắc, tán thành, cĩ thể là ý kiến cảm thấy chưa thỏa đáng và cĩ những kiến giải của riêng mình).
Ví dụ:
(?) Thử tưởng tượng tâm trạng của Từ Hải khi dứt áo ra đi?
(?) Viết một bức thư ngắn chia sẻ tâm sự của mình với Nguyễn Du khi học
xong đoạn trích Chí khí anh hùng.
(?) Viết một đoạn văn ngắn thể hiện sự thơng cảm với Kiều sau khi học xong
đoạn trích Trao duyên?
- Tập so sánh, khái quát
Để đánh giá chính xác một hiện tượng văn học hay vấn đề văn học thì HS cần phải hình thành năng lực so sánh khái quát. Để làm được điều đĩ HS tập trung kết nối kiến thức thành hệ thống, rút ra nhận xét hoặc định tính định danh vấn đề văn học. Hình thức luyện tập này giúp HS mở rộng kiến thức, cĩ khả năng liên hệ với những tác phẩm, những hiện tượng văn học gần gũi. Đồng thời từ những ấn tượng riêng biệt cĩ thể khái quát nên những vấn đề lớn, thể hiện rõ bản chất của hiện tượng được đề cập.
Ví dụ:
(?) Cách miêu tả Từ Hải là cách miêu tả tiêu biểu về người anh hùng trong văn học trung đại. Lấy một vài dẫn chứng để chứng minh?
(?) So sánh hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Du (qua đoạn
trích Nỗi thương mình) với hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của Hồ
Xuân Hương (qua bài Tự tình II ở chương trình Trung học cơ sở)?
Hoạt động dạy học ở trường THPT hiện nay do sự sắp xếp thời gian chưa hợp lí vì vậy mà hình thức luyện tập chưa được chú ý đúng mức. Mặc dù trong 1 tiết học, việc làm luyện tập khơng thể chiếm nhiều thời gian, tuy vậy khơng đồng nghĩa với việc vai trị của nĩ mờ nhạt. Đa dạng hĩa các hình thức luyện tập sáng tạo sẽ khơi gợi ở HS phát huy tính tích cực, chủ động trong
việc học các đoạn trích Truyện Kiều.
Trên đây là một số những cách thức hướng dẫn HS tự học các đoạn trích
thích hứng thú, khả năng độc lập, tự học và lịng ham học của HS trong quá trình học tập. Khi tiến hành dạy học, người GV cần lựa chọn, kết hợp hài hịa các cách thức trên để đạt hiệu quả cao nhất.