Miễn trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm hợp đồng

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 59 - 61)

18 khoản 7, Điều 292, Luật Thương mại (2005)

2.6.1. Miễn trách nhiệm và không phải chịu trách nhiệm hợp đồng

đồng

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989) cũng như Luật Thương mại (1997) và Luật Thương mại (2005) của Việt Nam sử dụng đồng nhất hai khái niệm miễn trách nhiệm và khơng phải chịu trách nhiệm. Ví dụ: Điều 237, Luật Thương mại (2005) quy định: “Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tồ án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm khơng do lỗi của mình.”

Tại Điều 294, Luật Thương mại (2005) cũng quy định: “Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên khơng thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”

Thực chất, cần phân biệt không phải chịu trách nhiệm khác miễn trách nhiệm. Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, khoản 1 và khoản 2, Điều 237 cũng như các trường hợp quy định tại điểm b,c, d khoản 1, Điều 294 của Luật Thương mại (2005) là các trường hợp không phải chịu trách nhiệm, bởi không hội đủ căn cứ áp dụng trách nhiệm (chế tài). Tất cả các trường hợp nêu trên đều cho thấy bên vi phạm khơng có lỗi, mà bên vi phạm khơng có lỗi thì khơng đủ căn cứ để áp dụng chế tài. Còn các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e khoản 1, Điều 237 và các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, Điều 294 của Luật Thương mại (2005) mới là các trường hợp miễn trách nhiệm. Thực chất, các trường hợp này đã hội đủ căn cứ áp dụng trách nhiệm nhưng được các bên thỏa thuận miễn trách nhiệm hoặc pháp luật quy định được miễn trách nhiệm do bên bị vi phạm đã khơng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 59 - 61)