CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI NHÌN TỪ MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 65 - 80)

18 khoản 7, Điều 292, Luật Thương mại (2005)

3.1. CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI NHÌN TỪ MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP

MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1. CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI NHÌN TỪMỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP

Để hiểu một cách toàn diện về chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, đánh giá được vai trị quan trọng của nó trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chúng ta cùng xem xét một số tranh chấp sau đây:

Tình huống 1:

Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Kim Thành ký hợp đồng số 03/HĐ về việc bán cho công ty trách nhiệm hữu hạn hố chất Tân Hồng Minh (trụ sở tại Nam Định) một số chủng loại vật liệu xây dựng gồm: thép xây dựng, gạch chống nóng theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN4710- 89, với tổng giá trị hợp đồng 1,5 tỷ đồng, thời hạn giao nhận hàng đến hết ngày 31/07/2007. Ngày 15/08/2007, Cơng ty Tân Hồng Minh đã đến nhận lô hàng thuộc chủng loại thép xây dựng tại kho chính của bên bán và thanh tốn ½ hợp đồng như đã cam kết. Ngày 05/08/2007 do không thấy cơng ty Tân Hồng Minh đến nhận nốt số hàng theo hợp đồng, Công ty Kim Thành đã gửi công văn yêu cầu công ty Tân Hoàng Minh tiếp tục

nhận hàng và thanh toán tiền theo hợp đồng hạn cuối là vào ngày 15/08/2007. Cơng ty Tân Hồng Minh đã từ chối thực hiện hợp đồng sau khi đưa ra yêu cầu giảm giá đối với số lô sau chưa giao không đựơc công ty Kim Thành chấp nhận.

Ngày 15/09/2007, Công ty Kim Thành khởi kiện cơng ty Tân Hồng Minh tại Toà kinh tế tỉnh Nam Định với yêu cầu: Buộc cơng ty Tân Hồng Minh phải nộp phạt 170 triệu đồng như đã thoả thuận và bồi thường thiệt hại 180 triệu đồng bao gồm tiền trả lãi cho ngân hàng và phần chênh lệch giá bán số gạch chống nóng thấp hơn so với giá đã thoả thuận theo hợp đồng số 03/HĐ.

Trong trường hợp trên, Công ty Kim Thành đã gia hạn thêm 15 ngày (từ ngày 31/07/2007 đến ngày 15/08/2007) để cơng ty Tân Hồng Minh thực hiện tiếp nghĩa vụ nhận hàng và thanh tốn. Như vậy, cơng ty Kim Thành đã gia hạn thực hiện hợp đồng cho bên cơng ty Tân Hồng Minh khi áp dụng chế tài ”buộc thực hiện đúng hợp đồng”. Do chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không mang lại kết quả, việc yêu cầu bên vi phạm nộp phạt và bồi thưuờng thiệt hại là phù hợp với quy định của pháp luật và lợi ích hợp pháp của cơng ty Kim Thành. Tuy nhiên, thời gian vi phạm hợp đồng được xác định để xem xét mức phạt và mức bồi thường là hết ngày 15/08/2007 chứ không phải hết ngày 31/07/2007 vì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, không

được áp dụng chế tài khác nếu các bên không thoả thuận. Như vậy, trong tình huống trên, Cơng ty Kim Thành đã áp dụng chế tài do vi phạm hợp đồng theo khoản 5, Điều 297, Luật Thương mại (2005) để yêu cầu công ty Tân Hồng Minh trả tiền và nhận nốt số hàng cịn lại, đồng thời áp dụng theo Điều 298, Luật Thương mại (2005) gia hạn thêm một thời gian để công ty Tân Hồng Minh thực hiện tiếp nghĩa vụ hợp đồng.

Tình huống2:

1. Cơng ty TNHH cơ khí Sơng Đào, trụ sở tại Nam Định (gọi tắt là công ty A), ký kết hợp đồng bán cho công ty CP Thanh Mai, trụ sở tại Ninh Bình (gọi tắt cơng ty B) 50 máy bơm công nghiệp mới 100%, xuất sứ Italia. Tổng giá trị hợp đồng 1 tỷ đồng. Các bên thoả thuận hàng đựơc giao nhiều đợt; bên nào vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt 8% trên giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Đợt giao hàng thứ nhất, Công ty A tiến hành giao 20 máy, có giá trị 400 triệu đồng. Ngay từ đợt giao hàng này, công ty A đã giao hàng không đúng chất lượng (cụ thể, hàng khơng có xuất sứ từ Italia, hàng cũ đã qua sử dụng), Công ty B từ chối không nhận hàng và huỷ hợp đồng. Hai bên phát sinh tranh chấp, Công ty B kiện công ty A ra Tồ án với u cầu phạt cơng ty A 8% trên toàn bộ giá trị hợp đồng, cụ thể là 80 triệu đồng.

Khi giải quyết vụ tranh chấp này, có hai quan điểm xung quanh việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.

Quan điểm thứ nhất cho rằng mức phạt 8% trên tổng giá trị hợp đồng được chấp nhận ngay từ lần giao hàng đầu tiên, bên bán đã không thực hiện đúng hợp đồng, như vậy bên bán đã vi phạm toàn bộ hợp đồng.

Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ áp dụng mức phạt 8% trên giá trị hàng giao đợt 1, bởi bên mua đã từ chối nhận hàng và huỷ bỏ hợp đồng. Như vậy, bên mua đã tước đi cơ hội được tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên bán, do đó, bên mua khơng có quyền địi phạt trên tồn bộ giá trị hợp đồng.

Trong tình huống trên, cần áp dụng mức phạt 8% trên giá trị hàng giao đợt 1 (Hợp đồng thỏa thuận hàng giao nhiều đợt, bên A mới vi phạm đợt giao hàng thứ nhất). Việc huỷ hợp đồng của bên B có hợp pháp hay khơng phụ thuộc có hay khơng có căn cứ huỷ bỏ hợp đồng. Và như vậy, bên B chỉ có thể huỷ bỏ hợp đồng khi vi phạm của bên A trong đợt giao hàng thứ nhất là căn cứ để huỷ bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận hoặc đó là vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

2. Trong hợp đồng, các bên thoả thuận: “mức phạt hợp đồng là 3% trên tổng giá trị hợp đồng”. Khi có tranh chấp xảy ra, bên bị vi phạm yêu cầu toà án phạt bên vi phạm 3% trên tổng giá trị hợp đồng. Trong trường hợp này, mức phạt nào được áp dụng? Rõ ràng, thoả thuận phạt tính trên tổng giá trị hợp đồng là không đúng quy định Luật thương mại

(2005). Nhưng giả sử mức phạt này thấp hơn 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, khi đó sẽ áp dụng mức phạt nào sau đây:

- 3% trên tổng giá trị hợp đồng (mức phạt này không vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm).

- 3% trên giá trị nghĩa vụ bi vi phạm.

Điều 301, Luật Thương mại (2005) quy định, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vì vậy, trường hợp cụ thể này, mức phạt 3% trên giá trị hợp đồng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm nên được chấp thuận.

Qua các ví dụ trên cho thấy, khi áp dụng vào từng tình huống cụ thể, cần phải có sự vận dụng linh hoạt điều luật, tuỳ từng trường hợp mà áp dụng các mức phạt khác nhau.

Tình huống 3:

Ngày 17/3/2006 chủ Doanh nghiệp tư nhân Thành Công là ông Lê Văn Khen có ký một hợp đồng vận chuyển với Chủ hộ kinh doanh là ông Nguyễn Văn Minh vận chuyển 7 lơ hàng từ Trà Vinh ra Đà Nẵng. Trong

q trình vận chuyển đã xảy ra tai nạn làm đắm thuyền và hư hỏng hết hàng. Sau khi xác định được thiệt hại ông Khen đã yêu cầu công ty Bảo Việt bồi thường thiệt hại về tài sản cho khách hàng mà ông nhận vận chuyển hàng hố th. Tuy nhiên, cơng ty bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu trên và tranh chấp phát sinh.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng từ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại Tịa, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa; Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định: Chủ Doanh nghiệp tư nhân Thành Công là ông Lê Văn Khen kiện công ty Bảo Hiểm Trà Vinh yêu cầu bồi thường thiệt hại khi tàu TV-2047-H bị gió lốc nhấn chìm làm hư hại tài sản của người thứ ba theo hợp đồng bảo hiểm số 00009786/BHTS-02 ngày 14/04/2005. Cịn cơng ty Bảo hiểm thì cho rằng, vào năm 2005 doanh nghiệp tư nhân Thành Công do ơng Lê Văn Khen là người đại diện có ký hợp đồng mua hai bảo hiểm là bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Khi tai nạn xảy ra, công ty căn cứ vào hợp đồng thứ nhất đã bồi thường tiền cho ông Khen. Riêng hợp đồng thứ hai thì khơng bồi thường thiệt hại về trách nhiệm dân sự cho người thứ ba vì lý

do “Bất khả kháng bị gió lốc nhấn chìm tàu”. Tịa án cấp sơ thẩm bác đơn yêu cầu của ông Lê Văn Khen. Ơng Khen khơng đồng ý nên kháng cáo.

Xét đơn kháng cáo của ông Lê Văn Khen yêu cầu Công ty Bảo Việt Trà Vinh phải bồi hồn lại cho ơng số tiền 40.950.000 đồng mà ông thay công ty Bảo Việt bồi thường cho các chủ hàng ông chở th là khơng có cơ sở để thỏa mãn, mặc dù tàu TV-2047-H có hợp đồng mua bảo hiểm với 2 loại trách nhiệm: Bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba. Việc tai nạn xảy ra có thiệt hại đến tài sản hàng hóa mà ơng Khen hợp đồng chở thuê, nhưng trong việc tai nạn của hợp đồng vận chuyển hàng hóa nêu trên giữa ơng Khen với 2 chủ hàng, tàu TV- 2047- H của ông Khen bị tai nạn làm thiệt hại hàng hóa chở th khơng phải do lỗi cố ý hoặc vô ý của ông Khen gây ra. Tai nạn xảy ra là do thiên tai gió lốc nhấn chìm tàu, đây là trường hợp bất khả kháng. Tại khoản 1, Điều 237 và khoản 1, điểm b, Điều 294, Luật Thương mại (2005) thì đây là trường hợp được miễn trách nhiệm. Do đó, ơng Khen khơng phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong trường hợp bất khả kháng. Trong trường hợp này ơng Khen khơng có lỗi nên ơng khơng có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho các chủ hàng. Tại Điều 15 về quy tắc bảo hiểm của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam quy định: “Trường hợp tàu, thuyền được bảo hiểm gây ra

tổn thất cho người thứ ba mà có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Bảo Việt thì người được bảo hiểm phải thơng báo ngay cho Bảo Việt và cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng từ thơng tin cần thiết và các tình tiết liên quan đến việc khiếu nại của họ, đồng thời phải làm theo sự chỉ dẫn của Bảo Việt hoặc đại diện Bảo Việt chỉ định.” Trong vụ tai nạn trên, sau khi sự việc xảy ra ơng Khen có thơng báo cho Cơng ty Bảo Việt biết và cung cấp thông tin cần thiết cho việc khiếu nại của người thứ ba. Mặc dù nhận được thơng tin từ phía cơng ty Bảo hiểm nhưng ơng Khen tự thỏa thuận, tự nguyện bồi thường thiệt là trái với quy định của pháp luật và quy tắc bảo hiểm, do đó bản thân ơng Khen tự chịu trách nhiệm.

Từ cơ sở phân tích trên, Tồ cần bác yêu cầu kháng cáo của ông Lê Văn Khen. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm.

Các quyết định khác của án sơ thẩm khơng có kháng cáo, kháng nghị nên có hiệu lực pháp luật.

Bởi các lẽ trên, Toà án cấp phúc thẩm đã ra quyết định với nội dung như sau: bác đơn yêu cầu kháng cáo của ông Lê Văn Khen trong việc yêu cầu Công ty bảo hiểm Trà Vinh bồi thường số tiền 40.950.000 đồng. Giữ nguyên bản án sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm.

Như vậy, vụ việc trên liên quan đến sự kiện bất khả kháng trong hợp lĩnh vực hợp đồng trong thương mại. Trong vụ án, tình tiết “gió lốc

nhấn chìm tàu” được coi là sự kiện bất khả kháng. Điều này đã được thể hiện trong bản án của Toà án cấp sơ thẩm. Cụ thể như sau: Ngày 17/03/2006, chủ Doanh nghiệp tư nhân Thành Công là Lê Văn Khen nhận hợp đồng chở phân cho ông Minh. Khoảng 12h30, khi tàu đang lưu thông trên khu vực ấp Hội An trên sơng Hậu thì tàu bị gió lốc nhấn chìm. Về vấn đề này theo Tồ án, việc tai nạn xảy ra có thiệt hại đến tài sản hàng hố mà Doanh nghiệp Thành Cơng của ơng Khen hợp đồng chở thuê, nhưng trong vụ việc tai nạn khi tiến hành hợp đồng vận chuyển hàng hoá nêu trên giữa chủ Doanh nghiệp tư nhân Thành Công với hai chủ hàng, tàu của ông Khen bị tai nạn làm thiệt hại hàng hóa chở th khơng phải do lỗi cố ý hay vô ý của ông Khen gây ra. Tai nạn xảy ra là do thiên tai gió lốc nhấn chìm tàu, đây là trường hợp bất khả kháng”. Theo Tịa án, sự cố trên được coi là sự kiện bất khả kháng. Để được coi là sự kiện bất khả kháng, theo Bộ luật Dân sự thì phải có ba điều kiện:

Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự

kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Về tính “khách quan”, trong thực tế giới hạn giữa “khách quan” và “không khách quan” đôi khi rất mỏng manh. Khi một doanh nghiệp không thể thực hiện được hợp đồng đối với đối tác của mình do cơng nhân của doanh nghiệp đình cơng thì có được coi là một sự kiện xảy ra một cách khách quan khơng? Theo

tơi thì câu trả lời là khơng. Trong ví dụ được đề cập ở phần vừa nêu, điều kiện này dường như được thỏa mãn bởi việc cản trở thực hiện hợp đồng là mưa to, gió bão, gió lốc.

Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Sự

kiện này phải không thể lường được tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm giao kết hợp đồng. Các bên có thể khơng lường trước được một sự kiện xảy ra tại thời điểm giao kết. Trong trường hợp như vậy thì chúng ta khơng áp dụng chế định liên quan đến bất khả kháng. Ví dụ, Cơng ty A nhận vận chuyển một lô hàng cho Công ty B bằng tàu C. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, tàu C đang được sử dụng ở ngồi khơi và bị đắm chìm nhưng việc này chưa được thơng báo về Cơng ty. Như vậy, các bên không lường được sự kiện làm cản trở thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tại thời điểm giao kết. Ở đây, chúng ta không áp dụng chế định “bất khả kháng” mà vận dụng những quy định liên quan đến giao kết hợp đồng. Trong ví dụ trên, mưa to, gió bão, gió lốc xảy ra sau khi hợp đồng được giao kết nhưng có thực sự khơng thể lường trước được hay không? Nếu thông tin đại chúng đã cho biết là sẽ có mưa to, gió bão, gió lốc vào thời điểm này thì dường như điều kiện này khơng thỏa mãn.

Thứ ba, sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết. Việc chìm tàu và tàu va vào cầu trên có

và sau thời điểm hợp đồng được giao kết, thơng tin đại chúng đã cho biết là có giơng bão mà chủ tàu vẫn khơng đề phịng, vẫn cho tàu vào sử dụng thì điều kiện này dường như khơng được thỏa mãn. Bởi, chủ tàu đã không “áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Tòa án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đều kết luận quá sớm khi cho rằng ở đây là sự kiện bất khả kháng.

Khi nghĩa vụ hợp đồng khơng thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ khơng có trách nhiệm bồi thường. Như vậy, về nguyên tắc khi có sự kiện bất khả kháng, bên khơng thực hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, đối với nghĩa vụ vận chuyển tài sản19. Tương tự, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ trong “trường hợp bất khả kháng” thì bên gửi tài sản khơng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 561, Bộ luật Dân sự (2005)). Một số văn

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 65 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w