Điều 51, Luật Thương mại (2005)

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 54 - 58)

của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng17.

2.4.3.Về nội dung áp dụng và hậu quả pháp lý của chế tài

*Đối với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng:

Chế tài sẽ được áp dụng thông qua việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực pháp lý. Bên bị vi phạm có thể áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại.

*Đối với chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng:

Bên bị vi phạm áp dụng chế tài bằng việc chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thơng báo đình chỉ. Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

*Đối với chế tài huỷ bỏ hợp đồng:

Một bên có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng khi xẩy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Kể từ thời điểm đó, các bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo hợp đồng và trở về trạng

thái ban đầu như trước khi ký hợp đồng. Đồng thời bên vi phạm nếu gây ra thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Huỷ hợp đồng phát sinh những hậu quả pháp lý sau:

- Hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thoả thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

- Các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

- Bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, Điều 313, Luật Thương mại (2005) cịn quy định: “1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên khơng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.

2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tun bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần

giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.

3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tun bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hố đã giao, dịch vụ đã cung ứng khơng thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng”.

2.5. CÁC BIỆN PHÁP KHÁC DO CÁC BÊN THOẢ THUẬN Luật Thương mại (2005) và Bộ Luật Dân sự (2005) ra đời đánh Luật Thương mại (2005) và Bộ Luật Dân sự (2005) ra đời đánh dấu bước phát triển của pháp luật đối với các hình thức chế tài trong thương mại nói riêng và chế định hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiên kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, khi bước vào sân chơi chung của thế giới, chúng ta không chỉ phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong nước, mặt khác nguyên tắc tự do giao kết, tự do thoả thuận hợp đồng càng có vai trị quan trọng. Do đó, để đáp ứng yếu cầu của xu thế mở cửa hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới, Luật Thương mại (2005) đã ghi nhận thêm hình thức chế tài do các bên thoả thuận. Tuy nhiên, không phải cứ biện pháp chế tài nào do các bên thoả thuận là đều được áp dụng khi có hành vi vi phạm, mà các biện pháp khác do các bên thoả thuận phải không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế18.

2.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MIỄN TRÁCH NHIỆM VÀ KHÔNGPHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HỢP ĐỒNG

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 54 - 58)