Sự kiện bất khả kháng

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 61 - 63)

18 khoản 7, Điều 292, Luật Thương mại (2005)

2.6.2. Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm phổ biến được quy định trong các hợp đồng. Sự kiện như thế nào được coi là bất khả kháng để miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự (2005). Theo khoản 1, Điều 161, Bộ luật Dân sự (2005), “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” Một số văn bản dưới luật cũng có định nghĩa thế nào là sự kiện bất khả kháng. Ví dụ, theo khoản 1, Điều 4, Quyết định số 42/2002/QĐ-BCN ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành quy định kiểm tra cung ứng, sử dụng điện và xử lý vi phạm hợp đồng mua bán điện, “sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên vi phạm khơng thể kiểm sốt được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng bao gồm mưa, giông, bão, lốc, lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, chiến tranh, phá hoại và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”. Từ những quy định này cho thấy, một sự kiện được coi là bất khả kháng với tính chất là căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng phải thoả mãn các dấu hiệu sau:

Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng và trong thời hạn thực hiện hợp đồng; có tính chất khách quan,bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng biện pháp cần thiết; là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Với cách

hiểu như vậy, các trường hợp bất khả kháng thường gặp trong thực tế, bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh, đình cơng, sự thay đổi chính sách pháp luật của nhà nước.

Một phần của tài liệu Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w