Sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở việt nam (Trang 52 - 55)

2.1. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

2.1.1 Sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Việt Nam

2.1.1.1 Vai trò và thực trạng của khu vực kinh tế Nhà nước

Trên thế giới, không có một quốc gia nào xoá bỏ hoàn toàn khu vực kinh tế Nhà nƣớc và vai trò của khu vực này đƣợc xác định và thay đổi tuỳ theo thể chế chính trị, trình độ phát triển và mục tiêu của nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ nhất định. Ở nƣớc ta, thành phần kinh tế Nhà nƣớc mà đại diện là các doanh nghiệp nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng đƣợc coi nhƣ mạch máu của nền kinh tế, có tác dụng định hƣớng, mở đƣờng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Mặc dù vai trò của thành phần kinh tế Nhà nƣớc là rất quan trọng nhƣng trong một thời gian dài, hệ thống các doanh nghiệp Nhà nƣớc ở nƣớc ta hoạt động chƣa thực sự tƣơng xứng vói vai trò của mình. Trong khu vực kinh tế Nhà nƣớc vẫn tồn tại 3 mâu thuẫn lớn, rất gay gắt cần phải giải quyết để đƣa các doanh nghiệp Nhà nƣớc về đúng vị trí xứng đáng của mình.

Một là, mâu thuẫn giữa việc phải mở rộng hơn nữa quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp với việc vẫn chƣa xác định đƣợc “ông chủ” đích thực, cụ thể của doanh nghiệp nhà nƣớc là ai. Tính chất “vô chủ” đã dẫn đến những tác hại nghiêm trọng nhƣ:

- Quyền hạn không tƣơng xứng với trách nhiệm và thiếu minh bạch. Giám đốc có quyền hạn rất lớn nhƣng không quy định cụ thể trách nhiệm của ngƣời đứng đầu doanh nghiệp nhƣ thế nào (đặc biệt là trách nhiệm vật chất) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị phá sản hoặc tài sản Nhà nƣớc bị thất thoát.

- Quyền sở hữu và hành chính với quyền sử dụng và kinh doanh của doanh nghiệp không đƣợc tách bạch rõ ràng. Điều này dẫn đến việc giám đốc

vừa là ngƣời đại diện duy nhất của một pháp nhân trong sản xuất kinh doanh, lại vừa là “ thủ trƣởng” của một đơn vị hành chính nên không thể có điều kiện để chuyên lo hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà thƣờng phải nghĩ để “đối phó, ăn ở” nhƣ thế nào cho vừa lòng cấp trên để tồn tại. Còn nhiều cấp trên doanh nghiệp thì luôn có quyền can thiệp, chỉ bảo doanh nghiệp song lại không có trách nhiệm gì đối với doanh nghiệp.

- Nhiều doanh nghiệp lợi dụng tình trạng “vô chủ”, sự mất cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm để đục khoét của Nhà nƣớc nhằm thu lợi cá nhân.

Hai là, mâu thuẫn giữa việc Nhà nƣớc đang thiếu vốn trầm trọng với việc các doanh nghiệp nhà nƣớc chỉ trông chờ vào vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nƣớc. Trong khi đó, vốn trong khu vực kinh tế Nhà nƣớc thì ứ đọng rất lớn, sử dụng vô cùng lãng phí, hiệu quả thấp, thất thoát nghiêm trọng.

Theo thống kê của Bộ tài chính, tổng số vốn Nhà nƣớc tại các doanh nghiệp nhà nƣớc là 70.184 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp là 11,6 tỷ đồng, chỉ tƣơng đƣơng với vốn của một doanh nghiệp nhà nƣớc loại nhỏ của các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Indonexia, Malayxia. Đến nay vẫn còn 46,1% số doanh nghiệp nhà nƣớc có số lao động dƣới 100 ngƣời, 40% số doanh nghiệp có mức vốn dƣới 1 tỷ đồng. Vốn thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc chỉ bằng 80% vốn hiện có do kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, tài sản mất mát kém phẩm chất, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc. Riêng vốn lƣu động có 14.239 tỷ đồng và chỉ có 50% là đƣợc huy động vào sản xuất kinh doanh, còn lại là bị ứ đọng, không thể giải ngân.

Nhƣ vậy có thể thấy rằng trong khu vực kinh tế Nhà nƣớc xảy ra tình trạng vừa thiếu vốn lại vừa thừa vốn, đó là một nghịch lý cần đƣợc giải quyết kịp thời, càng sớm càng tốt.

Ba là, mâu thuẫn giữa vai trò chủ đạo và đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nƣớc với việc làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, chứa đựng nhiều vấn đề tiêu cực.

Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam nắm giữ phần lớn tài sản quốc gia, mặt khác, ngân sách Nhà nƣớc và nền tài chính quốc gia vẫn dựa vào nguồn thu từ kinh tế Nhà nƣớc là chính. Trong khi đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nƣớc lại không cao. Hiện nay, mặc dù

Đảng và Nhà nƣớc ta đã có một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này song vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

Từ thực trạng trên đây có thể rút ra hai kết luận quan trọng đó là:

- Thứ nhất, nếu tiếp tục duy trì thành phần kinh tế Nhà nƣớc nhƣ hiện tại thì sẽ có lúc ngân sách Nhà nƣớc, nền tài chính quốc gia sẽ sụp đổ, chế độ chính trị cũng khó đứng vững.

Thứ hai, nếu nóng vội, chủ quan xoá bỏ toàn bộ thành phần kinh tế này, tức là xoá bỏ hoàn toàn các doanh nghiệp nhà nƣớc thì cũng sẽ đem lại những hậu quả tƣơng tự nhƣ trên.

Tóm lại, cả hai cách xử lý trên đều không khả thi mà chỉ có câu trả lời duy nhất là tiến hành cải cách khu vực kinh tế Nhà nƣớc vốn đang còn nhiều yếu kém để nó trở nên vững mạnh, xứng đáng với vị thế và vai trò đáng có của nó. Một trong những biện pháp cải tạo này là tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc.

2.1.1.2 Tác dụng của cổ phần hoá

Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Khi xác định chủ trƣơng cổ phần hoá, Đảng và Nhà nƣớc đã định ra các mục tiêu cần phải đạt đƣợc.Tại điều 1 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nƣớc thành công ty cổ phần đã ghi rõ: Chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau:

- Thứ nhất, chuyển đổi những công ty nhà nƣớc mà Nhà nƣớc không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nƣớc và ngoài nƣớc để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phƣơng thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Thứ hai, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ và ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

- Thứ ba, thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trƣờng; khắc phục tình trạng cổ phần hoá khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị truờng vốn, thị trƣờng chứng khoán.

Các mục tiêu đƣợc đặt ra mang tính khả thi cao, do cổ phần hoá có tác dụng rất lớn:

- Cổ phần hoá tạo sự đan xen quyền sở hữu của Nhà nƣớc, của ngƣời lao động trong doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

- Giúp thực hiện dân chủ hoá và xã hội hoá trong hoạt động kinh tế, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần - Một nội dung quan trọng của đƣờng lối đổi mới.

- Cho phép duy trì các quan hệ kinh tế đã có, đồng thời cho phép thu hút thêm các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc với các hình thức đầu tƣ khác nhau (đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp) thông qua các kênh khác nhau.

- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc giúp nâng cao khả năng huy động vốn đầu tƣ phát triển doanh nghiệp, xác lập và nâng cao quyền làm chủ thực sự của doanh nghiệp và ngƣời lao động, góp phần chống tiêu cực, lãng phí, thiếu trách nhiệm trong hoạt động của doanh nghiệp; tạo điều kiện để Nhà nƣớc tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực chủ yếu, xây dựng các doanh nghiệp nhà nƣớc chủ lực đủ sức chủ đạo, điều tiết nền kinh tế theo định hƣớng XHCN

Với những tác dụng to lớn trên đây, cổ phần hoá đã thực sự trở thành một giải pháp cơ bản của quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc và là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)