Những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở việt nam (Trang 50 - 52)

Sau khi nghiên cứu một số nét khái quát về công tác xác định giá trị doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới, mặc dù còn chƣa đầy đủ cũng nhƣ còn một số điểm chƣa đƣợc trình bày, song có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Thứ nhất, trong tiến trình khắc phục những yếu kém của DNNN, kể cả

những khả năng xảy ra rủi ro, vỡ nợ, phá sản…cần phải đƣợc làm rõ để các nhà đầu tƣ đánh giá đúng giá trị doanh nghiệp. Tránh trƣờng hợp che đậy thông tin về doanh nghiệp làm ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá. Nhà nƣớc phải tạo ra những cơ sở tin cậy để nhà đầu tƣ có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn. Có nhƣ vậy, tiến trình chuyển đổi DNNN nói chung và cổ phần hoá DNNN nói riêng mới đạt hiệu quả.

- Thứ hai, Chính phủ không nên quy định cứng nhắc một phƣơng pháp

mà cần cho phép áp dụng nhiều phƣơng pháp, hoặc chỉ nên quy định có tính nguyên tắc để các chuyên gia có thể xử lý cho thích hợp với điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Nhƣ ở phần trên ta thấy, mỗi phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng, không có bất kỳ một phƣơng pháp nào hoàn hảo, vì thế việc áp dụng cùng lúc nhiều phƣơng pháp đôi khi sẽ cho ra một kết quả đáng tin cậy hơn là việc chỉ áp dụng một phƣơng pháp trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.

- Thứ ba, nói chung, muốn định giá doanh nghiệp vừa nhanh, vừa đáng

tin cậy cần phải có các tổ chức, chuyên gia đánh giá chuyên nghiệp, đảm bảo tính trung thực khách quan trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Tránh tình trạng móc nối, câu kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức định giá làm sai lệch kết quả về giá trị doanh nghiệp.

-Thứ tư, đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn lớn, thua lỗ, phá sản

có thể đƣa đến những gánh nặng về mặt xã hội thì việc xác định giá trị doanh nghiệp không nhất thiết phải nhờ đến các cơ quan chuyên môn hay các công ty định giá. Nội dung chủ yếu của tiến trình cải cách là tìm biện pháp để nâng cao

hiệu quả và tính năng động trong sản xuất kinh doanh trong đó biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính cho nhà đầu tƣ là đặc biệt quan trọng.

- Thứ năm, Nhà nƣớc cũng nên có chế tài xử phạt đối với những doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân định giá cố tình bóp méo thông tin, câu kết, móc nối làm sai lệch giá trị doanh nghiệp. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay cho thấy, có không ít các doanh nghiệp trong quá trình định giá cố tình làm sai lệch thông tin dẫn đến việc kết quả về giá trị doanh nghiệp bị sai lệch so với thực tế. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất đối xứng thông tin trong quá trình thu hút các nhà đầu tƣ, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

Tóm lại, mặc dù mỗi quốc gia có những nét đặc thù về kinh tế, chính trị chi phối tiến trình cải cách DNNN, ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp và cơ chế định giá doanh nghiệp, song những đánh giá, kết luận rút ra ở trên có thể đƣợc coi là bài học kinh nghiệm bổ ích để vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn quá trình định giá DNNN ở các quốc gia đi sau về vấn đề này trong đó có Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN

HÓA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở việt nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)