- Cơ sở của phƣơng pháp
Việc xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở định lƣợng goodwill có nội dung khác căn bản so với các phƣơng pháp đã trình bày. Trong thực tiễn ta dễ dàng nhận thấy rất nhiều trƣờng hợp tại sao các doanh nghiệp bỏ ra một lƣợng vốn nhƣ nhau, kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một thị trƣờng nhƣng kết quả thu đƣợc lại khác nhau? Có thể giải thích rằng vì doanh nghiệp này có vị trí kinh doanh tốt hơn, chất lƣợng sản phẩm cao hơn, trình độ quản lý giỏi hơn, có mạng lƣới phân phối rộng hơn doanh nghiệp kia. Đó là tất cả những yếu tố vô hình, chúng hội tụ lại đã làm nên khoản lợi nhuận vƣợt trội mà doanh nghiệp này kiếm đƣợc so với các doanh nghiệp khác.
Nhƣ vậy là đã có cơ sở để xác định giá trị của tài sản vô hình. Giá trị của tài sản vô hình trong một doanh nghiệp đƣợc tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra, tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận.
- Phƣơng pháp xác định
Dựa trên cơ sở đó, ngƣời ta có thể tính giá trị doanh nghiệp bằng tổng các giá trị tài sản hữu hình và vô hình. Cụ thể:
Vo : Giá trị doanh nghiệp ANC: Giá trị tài sản thuần
GW : Lợi thế thƣơng mại (Tài sản vô hình) GW = n t t i rAt Bt 1 (1 ) Bt : Lợi nhuận năm thứ t
At : Giá trị tài sản tham gia vào SXKD r : Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản (ROA) rAt: Lợi nhuận của tài sản năm t
Xuất phát từ công thức tổng quát, các nhà kinh tế có những quan điểm rất khác nhau trong việc lựa chọn các tham số Bt , At , và r. Bảng dƣới đây mô tả tóm tắt một số quan điểm chủ yếu.
Biểu 1
Tên phương pháp
Tỷ suất sinh lợi bình thường của
tài sản (r)
Lợi nhuận (Bt)
Tài sản đầu tư vào kinh doanh
(At)
UEC (Hiệp hội chuyên gia kế toán châu Âu)
Chi phí sử dụng vốn bình quân
(WACC)
Lợi nhuận sau thuế trƣớc lãi vay
Tổng giá trị tài sản (không phân biệt tài sản đƣợc hình thành bằng nguồn vốn nào)
Anglo - Saxons Chi phí sử dụng
vốn chủ sở hữu Lợi nhuận thuần
Giá trị tài sản thuần đƣợc đánh giá lại CPNE (Vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh) Chi phí sử dụng vốn trung bình tính riêng cho các nguồn hình thành trung và dài hạn
Lợi nhuận sau thuế trƣớc lãi vay
trung và dài hạn Vốn thƣờng xuyên đƣợc hình thành bằng các nguồn ổn định trung và dài hạn
Nguồn:Nguyễn Hải Sản(1992), Đánh giá doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Tr 126
+ Phƣơng pháp UEC lựa chọn các tham số trên cơ sở cho rằng: Tài sản của doanh nghiệp ngoài vốn chủ sở hữu còn đƣợc tài trợ bằng các khoản nợ. Do
đó, bổn phận của ngƣời mua là phải tạo ra tỷ suất lợi nhuận tối thiểu, phản ánh chi phí cơ hội của các nhà đầu tƣ - Tức là phải trả đƣợc lãi vay và mức lợi tức tối thiểu mà các cổ đông đòi hỏi. Từ đó, tỷ suất sinh lời bình thƣờng cần đƣợc lựa chọn là chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp là sự phản ánh mức sinh lợi tối thiểu mà các nhà đầu tƣ đòi hỏi ở doanh nghiệp tƣơng ứng với một cơ cấu nợ nhất định. Khoản lợi nhuận vƣợt trội so với mức sinh lời tối thiểu đó đƣợc coi là siêu lợi nhuận (GW) và cũng vì vậy mà lợi nhuận (Bt) cần phải đƣợc thay bằng lợi nhuận sau thuế trƣớc lãi vay, bởi đó là khoản lợi nhuận sinh ra do các yếu tố hữu hình và vô hình của doanh nghiệp, đƣợc cấu thành bởi mức lợi nhuận tối thiểu và siêu lợi nhuận.
+ Phƣơng pháp Anglo - Saxons lựa chọn các tham số có nhấn mạnh tới các yếu tố rủi ro. ít có doanh nghiệp nào mà tài sản của nó đƣợc tài trợ bằng 100% vốn chủ sở hữu. Khi cơ cấu nợ tăng sẽ kéo theo rủi ro tài chính tăng. Vì vậy, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng phải gia tăng để bù đắp những rủi ro có thể gặp phải. Nghĩa là khi chủ sở hữu đầu tƣ một lƣợng vốn tƣơng ứng với giá trị tài sản thuần đƣợc đánh giá lại thì tỷ suất sinh lời tối thiểu đối với số vốn này phải là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp mang lại vƣợt trên mức sinh lời đòi hỏi của chủ sở hữu mới đƣợc coi là siêu lợi nhuận (GW).
+ Phƣơng pháp CPNE lại xem xét doanh nghiệp nhƣ một dự án đầu tƣ có sẵn nhằm thu đƣợc siêu lợi nhuận. Các hoạt động đầu tƣ dài hạn vào tài sản cố định và tài sản lƣu động thƣờng xuyên phải đƣợc đảm bảo bằng các nguồn tài trợ ổn định. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt đƣợc chủ yếu phụ thuộc vào những tính toán về đầu tƣ dài hạn vào những tài sản thƣờng xuyên. Do đó, tỷ suất sinh lời tối thiểu phải bù đắp chi phí sử dụng vốn dài hạn và trung hạn. Nếu nhƣ doanh nghiệp có thể tạo ra một khoản lợi nhuận do hoạt động đầu tƣ mang lại cao hơn mức sinh lời tối thiểu mới đƣợc coi là siêu lợi nhuận (GW).
Trên đây chúng ta đã thấy đƣợc rằng có những quan điểm rất khác nhau trong việc lựa chọn các tham số để định lƣợng giá trị của một tài sản vô hình. Mỗi phƣơng pháp tính toán khác nhau sẽ cho ra một giá trị vô hình không giống nhau. Sự khác nhau đó đƣợc xuất phát từ quan niệm chi phí cơ hội của
các nhà đầu tƣ là khác nhau. Ngƣời bán có thể lập luận rằng lãi suất 12% của trái phiếu chính phủ là mức lãi suất đầu tƣ an toàn nhất và đó là tỷ suất an toàn với bất kỳ hoạt động đầu tƣ nào. Vậy thì lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc vƣợt trên mức 12% sẽ là siêu lợi nhuận và 12% là tỷ suất cần đƣợc sử dụng để thay cho r trong công thức xác định giá trị tài sản vô hình.
Ngƣợc lại, ngƣời mua trên tƣ cách của mình lại có thể lập luận rằng 18% là tỷ suất sinh lợi khả quan đối với năng lực của ông ta. Nếu doanh nghiệp không tạo ra một tỷ suất sinh lợi vƣợt trên số đó thì ông ta sẽ đầu tƣ vào nơi khác. Theo đó, 18% cần đƣợc sử dụng để thay cho r trong công thức xem doanh nghiệp có khả năng sinh ra siêu lợi nhuận vƣợt 18% hay không. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, các chuyên gia đánh giá buộc phải dung hoà giữa hai thái cực bằng cách lựa chọn một tỷ suất sinh lời nằm giữa hai khoảng đó. Nghĩa là sự lựa chọn này mang nhiều yếu tố chủ quan chứ không thuần tuý mang tính kinh tế.
Các phƣơng pháp định lƣợng Goodwill trên đây cho thấy, ngoài những khó khăn trong việc xác định tỷ suất hiện tại hoá (i), thời hạn (n) nhƣ các phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu, các phƣơng pháp này còn đƣa đến những phức tạp khi phải xác định thêm các chi phí cơ hội của các nhà đầu tƣ và những dự kiến về sự biến động của tài sản doanh nghiệp (At) trong tƣơng lai.
Vì lý do đó, trong thực hành các nhà kinh tế khuyến nghị rằng có thể đơn giản hoá công thức bằng cách: chọn tỷ suất sinh lợi “ bình thƣờng” của tài sản bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh, hoặc bằng nghịch đảo của PER (Price Earning Ratio) của các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng chứng khoán có điều kiện sản xuất kinh doanh tƣơng tự.
Giá trị tài sản của doanh nghiệp (At) có thể đánh giá lại theo giá thị trƣờng nhƣ phƣơng pháp tài sản ròng. Còn tỷ suất hiện tại hoá đƣợc xác định dựa vào lãi suất trái phiếu chính phủ rồi cộng thêm mức bù rủi ro.
* Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng pháp + Ƣu điểm:
- Cho đến nay, phƣơng pháp định lƣợng Goodwill là phƣơng pháp duy nhất xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Và có thể nói rằng, đây là một phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp có cơ sở lý luận vững chắc
nhất . Nó đã thiết lập đƣợc cơ sở lý luận để chứng minh rằng giá trị của một doanh nghiệp đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố hữu hình và vô hình. Việc xây dựng công thức tính Goodwill một mặt là sự chứng minh cho tiềm lực hay giá trị về mặt tổ chức của doanh nghiệp, mặt khác nó cũng là cơ sở để ngƣời ta lƣợng hoá yếu tố này.
Từ công thức: Vo = ANC + GW = ANC + n t t i rAt Bt 1 (1 )
Cho thấy rằng, phƣơng pháp tính toán GW đã tạo nên lợi thế khá lớn cho các chuyên gia định giá thông qua việc bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Vì nếu giá trị tài sản (ANC, At) đƣợc đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị của GW và ngƣợc lại.
- Phƣơng pháp định lƣợng GW tạo cơ sở để ngƣời ta phân tích mức độ tác động của yếu tố rủi ro kinh doanh và rủi ro lãi suất tới giá trị doanh nghiệp. Bởi việc định lƣợng GW theo Anglo – Saxons và CPNE thì:
Bt + Thuế thu nhập Tỷ lệ thay đổi của sản lƣợng
sẽ cho ta một hệ số về đòn bẩy, đánh giá về mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, khi tài sản đƣợc đánh giá cao (ANC, At), đặc biệt là giá trị của tài sản cố định, buộc ngƣời ta phải nghĩ ngay đến rủi ro kinh doanh có thể xảy ra và cần phải thực hiện ngay việc phân tích sự tác động của sản lƣợng đến lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Từ đó, xác định ảnh hƣởng của nó đến siêu lợi nhuận trong ngắn hạn.
- Phƣơng pháp định lƣợng GW xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của ngƣời mua và ngƣời bán. Công thức xác định đã hàm chứa một điều rằng: Nhà đầu tƣ mua doanh nghiệp là nhằm thu đƣợc khoản lợi nhuận cao hơn mức sinh lợi bình thƣờng của một tài sản chứ không phải mua lấy những tài sản hiện hành. Hơn nữa nó còn chỉ ra quan niệm về mức sinh lời tối thiểu của một đồng vốn đƣa vào đầu tƣ. Đó là một cơ sở quan trọng của mọi quyết định đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh.
- Nếu những cơ sở thông tin dữ liệu đạt đƣợc độ tin cậy cần thiết để tính các tham số thì theo các phƣơng pháp khác vẫn có thể tồn tại 1% nghi ngờ nào đó về kết quả xác định đƣợc. Nhƣng với cơ sở lý luận chặt chẽ, giá trị doanh nghiệp tính theo phƣơng pháp định lƣợng GW bao giờ cũng mang lại kết quả đáng tin cậy hơn. Vì thế, đây đƣợc xem là một phƣơng pháp quan trọng, phổ biến tại các nƣớc phát triển trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.
+ Hạn chế:
- Siêu lợi nhuận chỉ ra khả năng sinh lời có thực của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên trong cơ chế thị trƣờng dƣới sự tác động của quy luật cạnh tranh, quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thì khó có thể có đƣợc doanh nghiệp nào duy trì đƣợc lợi thế đó một cách lâu dài. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng. Trong điều kiện nhƣ vậy, dựa trên cơ sở nào mà ngƣời ta có thể ƣớc lƣợng đƣợc thời gian thu đƣợc siêu lợi nhuận là 3 năm, 7 năm ? Hay sau 4 năm nữa sẽ xuất hiện đối thủ cạnh tranh làm giảm siêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể trong năm sau, do có những biến động của nền kinh tế, nhà nƣớc tăng lãi suất cơ bản làm giảm đầu tƣ dẫn đến cầu về tiêu dùng giảm theo đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm theo… Những sự tác động từ phía bên ngoài doanh nghiệp nhƣ vậy thực ra rất khó dự đoán. Chính vì thế, dựa trên lập luận về siêu lợi nhuận sẽ thiếu cơ sở để dự báo thời hạn (n) và thiếu căn cứ để xây dựng giả thiết về siêu lợi nhuận tƣơng lai.
- Phƣơng pháp này phản ánh sự kết hợp giữa hai phƣơng pháp tài sản và phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu. Nó đòi hỏi phải đánh giá tài sản hiện tại và thu nhập trong tƣơng lai. Chính vì thế nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của cả hai phƣơng pháp đó chẳng hạn nhƣ: Định giá các tài sản đặc biệt không có bán trên thị trƣờng, xác định các tham số bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nhƣ lợi nhuận tƣơng lai, tỷ suất hiện tại hoá.
- Theo nhƣ công thức tính toán, chúng ta có thể thấy rằng ứng với một sự lựa chọn về r thì lợi nhuận “ bình thƣờng ” của tài sản sẽ đƣợc khuyếch đại thêm một lƣợng rất lớn là At (giá trị tài sản của doanh nghiệp). Nghĩa là Goodwill có biên độ giao động rất lớn trƣớc những thay đổi nhỏ của r. Do vậy,
có thể nói rằng khi áp dụng phƣơng pháp này nếu thiếu sự cân nhắc kỹ lƣỡng dễ dẫn đến những kết luận vô hình về giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào cơ sở định lƣợng Goodwill cũng nhƣ nhiều phƣơng pháp khác ngoại trừ phƣơng pháp hiện tại hoá dòng tiền thuần là không cung cấp cơ sở dữ liệu cần thiết để các nhà đầu tƣ đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Thiếu những cơ sở dữ liệu này, các chuyên gia đánh giá sẽ phải lựa chọn những tham số mang nhiều tính chủ quan.