- Vị trí địa lý: Mỏ than Hà Tu thuộc khoáng sàng than Đông Bắc nằm cách
3.2.1. Cần phải có một hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh
Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, ngày 16/11/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 187/2004/NĐ - CP về chuyển DNNN thành Công ty cổ phần thay thế cho Nghị định 64/2002/NĐ - CP. So với Nghị định 64 thì Nghị định 187 đã có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung và cũng đã bộc lộ nhiều ƣu điểm vƣợt trội. Song bản thân nó vẫn còn nhiều điểm bất cập cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa trong thời gian tới. Cụ thể là:
- Tại mục 2 - Chƣơng 3, Nghị định 187: Điểm 1, điều 17 ghi “Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà ngƣời mua, ngƣời bán cổ phần đều chấp nhận đƣợc” là chƣa đúng, cần sửa lại. Bởi vì ở các nƣớc trên thế giới, phƣơng pháp tài sản là phƣơng pháp thƣờng đƣợc dùng trong kiểm kê do không tính đến tính liên tục về sự phát triển của doanh nghiệp; là phƣơng pháp dùng trong thanh lý, phá sản, phát mãi doanh nghiệp. Vì thế, phƣơng pháp này về bản chất nó không tính đến khả
năng sinh lời của doanh nghiệp. Muốn tính đến khả năng sinh lời, cần phải áp dụng phƣơng pháp khác.
Nội dung này có thể đƣợc viết lại nhƣ sau: “Giá trị thực tế của doanh nghiệp CPH là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đƣợc ƣớc tính theo giá thị trƣờng tại thời điểm CPH”
- Tại mục 3 - Chƣơng 3, Nghị định 187: Điểm 3, điều 22 ghi “Lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trƣớc thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp đƣợc định giá” là chƣa chính xác vì: Lãi suất chiết khấu đƣợc tính toán bao gồm lãi suất phi rủi ro (rf - lãi suất trái phiếu của Chính phủ) và phụ phí rủi ro (bao gồm rủi ro đầu tƣ vào chứng khoán và rủi ro của ngành nghề doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh). Nội dung này cần viết lại nhƣ sau: “Lãi suất chiết khấu đƣợc tính dựa vào lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trƣớc thời điểm ƣớc tính giá trị doanh nghiệp và rủi ro đầu tƣ vào chứng khoán ở Việt Nam và rủi ro ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh”. Việc tính toán rủi ro đầu tƣ vào chứng khoán ở Việt Nam và rủi ro ngành nghề doanh nghiệp đang kinh doanh cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại Thông tƣ.
- Tại mục B - Phần 3, Thông tƣ 126: Nội dung hƣớng dẫn trong thông tƣ không phải là phƣơng pháp phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF). Do đó, nếu chỉ áp dụng cho phƣơng pháp chiết khấu dòng cổ tức thì nên gọi đúng tên để tránh nhầm lẫn cho các bên tham gia trong quá trình thẩm định giá trị doanh nghiệp.
Tại hƣớng dẫn số 4, việc xác định tỷ lệ tăng trƣởng của tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Nhà nƣớc dựa vào bình quân số học dễ dẫn đến sai lệch trong tính toán. Các phƣơng pháp tính ít sai lệch là bình quân số học gia quyền và hàm tăng trƣởng. Tại các nƣớc, ngƣời ta thƣờng sử dụng phƣơng pháp hồi quy kết hợp.
Tại phụ lục số 2, ví dụ 1, mục số 6: Thông số trong ví dụ đƣa ra chƣa phù hợp với hƣớng dẫn số 4 đã ghi là: Tỷ lệ phụ phí rủi ro (Rp) không vƣợt quá tỷ suất lợi nhuận các khoản đầu tƣ phi rủi ro (Rf). Tuy nhiên, ví dụ lại cho Rp (9,61) > Rf(8,3)
- Mâu thuẫn trong việc thực hiện bán cổ phần và đấu giá cổ phần: Theo Nghị định 187 và Thông tƣ 126 thì ngƣời lao động trong doanh nghiệp sẽ đƣợc mua cổ phần với giá giảm 40% so với giá đấu bình quân thành công và nhà đầu tƣ chiến lƣợc đƣợc giảm 20% so với giá đấu bình quân thành công. Do vậy sẽ nảy sinh mâu thuẫn là doanh nghiệp không muốn giá khởi điểm cao nhằm làm cho giá khớp lệnh bình quân thấp để cho cán bộ công nhân và nhà đầu tƣ chiến lƣợc mua, mặt khác lại muốn giá đấu cao để thu về cho Nhà nƣớc càng nhiều vốn càng tốt.
Để giải quyết mâu thuẫn này, Nhà nƣớc nên ấn định trƣớc một mức giá và tỷ lệ % cổ phần cụ thể nào đó để áp dụng cho cổ đông là cán bộ công nhân viên … nhằm tránh mâu thuẫn nêu trên (ví dụ nhƣ cán bộ công nhân viên đƣợc mua với mức giá giảm 30% so với mệnh giá.)