Chƣơng trình cải cách DNNN của nƣớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đƣợc đặt dƣới sự chỉ đạo của “Cơ quan quản lý quốc hữu”. Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp đƣợc phản ánh tại Nghị định số 91 do Quốc vụ viện công bố ngày 16/11/1991. Theo tinh thần của Nghị định này, “cơ quan hành chính chủ quản về quản lý tài sản nhà nƣớc” và “cơ quan chủ quản ngành hàng” của doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý và kiểm tra kết quả xác định giá trị doanh nghiệp. Còn trực tiếp thực hiện việc đánh giá và đƣa ra kết quả cụ thể thuộc về các tổ chức đánh giá có tính chất chuyên nghiệp gọi chung là “ Cơ quan đánh giá tài sản” . Cơ quan này thực hiện việc thu phí với các dịch vụ đánh giá giá trị doanh nghiệp. Mức thu phí cụ thể sẽ do Quốc vụ viện giao cho các cơ quan tài chính, vật giá và chủ quản của doanh nghiệp xác định.
Nghị định 91 của Quốc vụ viện nhân dân Trung Hoa cũng đƣa ra những quy định có tính nguyên tắc đối với việc đánh giá là phải đảm bảo tính trung thực, khoa học, tính khả thi, theo các tiêu chuẩn, trình tự và phƣơng pháp do Nhà nƣớc quy định. Điều 23 có quy định cụ thể về các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp đƣợc phép áp dụng:
+ Phƣơng pháp theo giá trị thu lợi + Phƣơng pháp xây dựng lại giá thành
+ Phƣơng pháp theo giá trị thị trƣờng hiện tại + Phƣơng pháp theo giá trị thanh lý
+ Phƣơng pháp đánh giá khác của cơ quan hành chính chủ quản về quản lý tài sản nhà nƣớc thuộc Quốc vụ viện quy định.
Ngoài ra, bản Nghị định này cũng quy định các hình thức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các doanh nghiệp đƣợc định giá và “Cơ quan đánh giá tài sản” về các hiện tƣợng là sai trái, buông lỏng trách
nhiệm, cung cấp tài liệu giả dối và có những hành vi câu kết dẫn đến tình trạng làm sai lệch kết quả đánh giá.