Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu thử nghiệm và so sánh các phương pháp đo hoạt tính khánh vi sinh vật (Trang 45 - 80)

3.2.3.1. Thí nghiệm kiểm tra khả năng đối kháng bằng phương pháp Spot on lawn

Nguyên tắc: dựa vào sự đối kháng trực tiếp giữa vi khuẩn lên men lactic và vi khuẩn chỉ thị. Tạo điều kiện môi trường thích hợp cho cả hai vi khuẩn phát triển.

Chuẩn bị: Dịch nuôi cấy E.coli qua 21h. Pha loãng 10-2 được nồng độ sử dụng là 105 tế bào/ml

Dịch nuôi cấy LAB trong MRS lỏng 18- 24h, ở 370C Đĩa môi trường MRS agar, sấy khô ở 600C.

Môi trường BHI (0.7% agar) giữ ở nhiệt độ 500C Thước đo vòng kháng (cm, mm)

Cách thực hiện như sau: Đổ đĩa mt MRS (2% agar) Nhỏ 10µl LAB (nuôi cấy kị khí 24h,

370C) lên mặt thạch ủ (1)

E.coli nuôi cấy tăng sinh qua 21h Hút 1ml dịch nuôi cấy vào 7ml

BHI (0.7% agar). (2)

Đổ hỗn hợp VK chỉ thị + BHI agar (2) lên bề mặt thạch MRS (1)

Ủ hiếu khí 24-48h, 370C

Kiểm tra sự tạo vòng kháng. Đo đường kính vòng kháng

Đối chứng: thay vì giọt dịch chứa LAB, giọt MRS lỏng. Làm đối chứng không có sự đối kháng.

3.2.3.2. Thí nghiệm kiểm tra khả năng đối kháng bằng phương pháp Agar spot test (khuếch tán trên bề mặt thạch)

Nguyên tắc: Dựa trên sự đối kháng trực tiếp của vi khuẩn lên men lactic với vi khuẩn chỉ thị ngay tại vị trí nhỏ vi khuẩn lên men lactic.

Chuẩn bị: Dịch nuôi cấy E.coli qua 21h. Pha loãng 10-2 được nồng độ sử dụng là 105 tế bào/ml

Dịch nuôi cấy LAB trong MRS lỏng 18- 24h, ở 370C Đĩa môi trường BHI agar, sấy khô ở 600C.

Trải 0.1 ml dịch chứa E.coli môi trường BHI agar (2%) Nhỏ 10µl dịch nuôi cấy LAB lên bề mặt đĩa

Ủ hiếu khí, 370C, 18-24h

Kiểm tra sự tạo vòng kháng. Đo đường kính vòng kháng

Đối chứng: nhỏ giọt môi trường MRS lỏng lên đĩa, đánh dấu vị trí. So sánh với các vị trí giọt chứa LAB.

3.2.3.3. Thí nghiệm xác định khả năng đối kháng bằng

phương pháp disc diffusion assay (khuếch tán qua vòng giấy lọc)

Chuẩn bị: Giấy lọc đường kính 8mm

Môi trường Peptone water 8ml mỗi ống nghiệm

Dịch nuôi cấy E.coli (21h, 370C) . Pha loãng 10-2 được nồng độ sử dụng là 105 tế bào/ml

Dịch nuôi cấy LAB trong MRS lỏng 18- 24h, ở 370C Cách thực hiện:

Đổ đĩa mt BHI agar (2%) Trải 0.1 ml dịch chứa E.coli

Ly tâm dịch nuôi cấy LAB Cho 20µl dịch ly tâm Đặt giấy thấm

Ủ hiếu khí 24h, 370C

Kiểm tra sự tạo vòng kháng. Đo đường kính vòng kháng

LAB sau khi nuôi cấy trong MRS lỏng qua đêm 18-24h, lấy 1,2ml dịch nuôi cấy cho vào ống effendorf, đem ly tâm 14000prm trong 10 phút.

Đặt năm miếng giấy thấm trên bề mặt agar.

Đối chứng: miếng ở trung tâm chỉ thấm vào MRS broth Giấy thấm phải được khử trùng trước khi sử dụng.

Dùng kẹp khử trùng qua ngọn lửa đèn cồn để gắp giấy thấm.

3.2.3.4. Thí nghiệm kiểm tra khả năng đối kháng bằng

phương pháp Agar well diffusion assay (khuếch tán qua giếng thạch)

Chuẩn bị: Dịch nuôi cấy E.coli (21h, 370C) . Pha loãng 10-1, 10-2 được nồng độ sử dụng là 105-106 tế bào/ml. Khảo sát hai nồng độ này

Dịch nuôi cấy LAB trong MRS lỏng 18- 24h, ở 370C. Đem ly tâm 14000 vòng/ phút, trong 10 phút. Loại bỏ sinh khối.

Khảo sát độ dày môi trường là 5mm tương ứng với 25ml môi trường/đĩa, 3mm tương ứng với 15ml môi trường/đĩa.

Cách thực hiện:

Trải 0.1 ml dịch chứa E.coli môi trường BHI agar (2%) Đục lổ trên thạch đường kính 8mm

Lấy 0.1ml dịch nuôi cấy LAB (nuôi cấy kị khí 24h, 370C) vào lỗ. Ủ hiếu khí, 370C, 18-24h

Kiểm tra sự tạo vòng kháng. Đo đường kính vòng kháng Quá trình đục lỗ: Mở nắp đĩa petri, dùng ống đồng đường kính 8mm, khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội, đục 5 lỗ trên thạch. Lấy que gắp, khử trùng, để nguội, gắp thạch ra khỏi tạo giếng thạch. Hơ khử trùng nắp petri, đậy nắp petri.

Đối chứng: giếng ở trung tâm đĩa, cho 0.1ml MRS broth để đối chứng.

3.2.3.4 Thí nghiệm xác định khả năng đối kháng bằng phươngpháp Turbidometricassay (đo độ đục) pháp Turbidometricassay (đo độ đục)

Nguyên tắc của phương pháp đo độ đục: Bằng máy quang phổ đo mật độ tế bào vi sinh vật có trong dịch nuôi cấy ở bước sóng 600nm.

Thí nghiệm được tiến hành với 2 nghiệm thức:

Nghiệm thức 1: xác định hoạt tính dựa trên sự ức chế vi khuẩn chỉ thị

E.coli bằng các chất được sinh ra trong quá trình trao đổi chất của các chủng LAB.

Nghiệm thức 2: xác định hoạt tính trên sự ức chế vi khuẩn chỉ thị

E.coli bằng các chất được sinh ra trong quá trình phát triển của các chủng LAB nhưng đã loại bỏ yếu tố acid lactic bằng cách trung hòa bằng dung dịch NaOH 1N.

Chuẩn bị: Dịch nuôi cấy E.coli (21h, 370C) . Pha loãng 10-2 được nồng độ sử dụng là 105 tế bào/ml

Dịch nuôi cấy LAB trong MRS lỏng 18- 24h, ở 370C.

Nghiệm thức 1: Đem ly tâm dịch nuôi cấy LAB 14000 vòng/ phút, trong 10 phút. Loại bỏ sinh khối.

Nghiệm thức 2: Trung hòa dịch nuôi cấy về pH 6 bằng NaOH 1N, tiến hành thanh trùng 800C trong 10 phút. Đem ly tâm 14000 vòng/ phút, trong 10 phút. Loại bỏ sinh khối.

Công thức tính như sau: %OD=ODODdc×100

Với: OD: là giá trị đo OD của ống có chứa hợp chất kháng khuẩn.

ODdc: là giá trị đo OD của ống đối chứng không có chứa hợp chất kháng khuẩn.

Cách thực hiện:

tăng sinh qua 24h, pha loãng 10-2

Lấy 1ml 1ml dịch ly tâm LAB

Cho vào 8ml BHI+1ml MRS Broth Ủ hiếu khí 24h, 370C

Đo OD

Cho vào 8ml BHI Ủ hiếu khí 24h, 370C Đo OD So sánh độ đục, kết luận Có thể lập theo bảng sau: Nghiệm Thức 1 Nghiệm Thức 2 Ống kiểm tra hoạt tính

1ml dịch nuôi cấy E.coli qua 21h, nồng độ 105 tế bào/ml.

+

1ml dịch ly tâm môi trường nuôi cấy LAB sau 18-24h.

+

8ml môi trường peptone water.

1ml dịch nuôi cấy E.coli qua 21h, nồng độ 105 tế bào/ml.

+

1ml dịch ly tâm đã trung hòa acid bằng NaOH 1N.

+

8ml môi trường peptone water. Ống

đối chứng

1ml dịch nuôi cấy E.coli qua 21h, nồng độ 105 tế bào/ml. +

1ml MRS lỏng +

Chương 4: Kết Quả và Biện Luận

4.1. Kiểm tra khả năng đối kháng bằng phương pháp Spot on lawn

Phương pháp này có dạng giống chiếc bánh Sandwich với 2 mặt kẹp là môi trường MRS agar và BHI agar, khả năng kháng vi sinh vật chỉ thị dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúng với vi khuẩn lactic. Theo nghiên cứu của Carherine B. Lewus và Thomas J. Montville (1991) vòng kháng khuẩn thể hiện rất rõ ràng với khả năng lặp lại cao và nhanh chóng. Cho đến gần đây, Bilge H. Cadirci và Sumru Citak (2005) nhận đđịnh rằng phương pháp này dường như cho kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, hoạt tính kháng vi sinh vật ở đây là hoạt tính tổng hợp của tất cả các sản phẩm của quá trình trao đổi chất của vi khuẩn lactic như: acid lactic, acid acetic, diacetyl, bacteriocin…Vì vậy, để xác định hoạt tính riêng của từng chất kháng vi sinh vật của vi khuẩn lactic cần có các phương pháp bổ sung. Khi thực hiện phương pháp này một số khó khăn thường gặp là:

- Để thực hiện kiểm tra, ta phải trải một lớp mỏng môi trường MRS, rồi nhỏ một lượng nhỏ vi khuẩn LAB lên trên bề mặt agar. Sau đó, nhỏ tiếp 1 giọt môi trường BHI (0,7% agar) lên trên vi khuẩn lactic để cố định chúng trên bề mặt thạch. Nếu lượng môi trường BHI nhỏ lên quá lớn sẽ rửa trôi vi khuẩn lactic.

- Để trải một lớp mỏng môi trường BHI 0,7 % agar chứa vi khuẩn chỉ thị E. coli lên trên bề mặt MRS agar đã nhỏ vi khuẩn lactic, ta cần hóa lỏng môi trường BHI ở nhiệt độ 500 C. Ở nhiệt độ này, E.coli dễ bị tổn thương và BHI dễ hòa lẫn với MRS agar. Ngược lại, nếu hạ nhiệt độ thấp hơn, môi trường dễ đông, không tạo được lớp mỏng đều trên MRS agar như mong muốn.

- BHI agar từ ống nghiệm được chuyển sang đĩa petri bằng cách rót trực tiếp trên ngọn lửa đèn cồn, nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn hay bào tử từ không khí rất cao.

- MRS agar sau khi đổ đĩa sấy khô 15 phút để bề mặt đĩa khô, không bị đọng nước tránh bị nhiễm do nước.

Qua thử nghiệm phương pháp này, vì những khó khăn gặp phải cũng như điều kiện tại phòng thí nghiệm không thuận lợi để thực hiện, phương pháp này bị tạm ngưng để tiến hành phương pháp khác.

4.2. Kiểm tra khả năng đối kháng bằng phương pháp Agar spot test (khuếch tán trên bề mặt thạch)

Tương tự như phương pháp trên, đây là phương pháp kiểm tra khả năng kháng vi sinh vật chỉ thị dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúng với vi khuẩn lactic. Tuy nhiên, ở đây môi trường BHI được trải trước lên đĩa Petri và cấy giống vi sinh vật chỉ thị. Ngày hôm sau vi khuẩn lactic nuôi trước trong môi trường MRS mới được nhỏ lên mặt thạch sẽ tạo vòng kháng khuẩn xung quanh giọt vi khuẩn lactic. Tương tự như phương pháp thứ nhất, phương pháp này cũng nhằm đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của tất cả các sản phẩm của quá trình trao đổi chất nhưng quy trình thử nghiệm đơn giản hơn. Tuy nhiên vẫn gặp khó khăn là:

- Khi lượng vi khuẩn lactic quá ít sẽ không đủ ức chế vi sinh vật chỉ thị - Lượng vi khuẩn lactic quá lớn sẽ tràn trên mặt thạch hòa lẫn với

E.coli nên không nhận được kết quả kháng.

Như vậy đối với phương pháp 1 và 2 nồng độ vi khuẩn lactic trong dung dịch MRS và nồng độ vi sinh vật chỉ thị cần được tối ưu hóa để đạt kết quả thử nghiệm mong muốn.

C1

Dịch nhỏ LAB bị tràn trên bề mặt thạch N3

Lượng nhỏ LAB quá ít

T7b

Lượng nhỏ LAB quá ít

T8b

Dịch nhỏ LAB bị trần trên bề mặt thạch Hình 4.1: Thử nghiệm không thành công phương pháp Agar spot test Như vậy, tại phòng thí nghiệm trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, phương pháp này bị tạm ngưng để tiến hành phương pháp khác.

4.3. Kiểm tra khả năng đối kháng bằng phương pháp Disc diffusion assay (khuếch tán qua vòng giấy lọc)

Khác với hai phương pháp trên, trong phương pháp này vi khuẩn lactic không đối kháng trực tiếp vi sinh vật chỉ thị mà chỉ có sản phẩm trao đổi

chất của chúng khuếch tán qua môi trường thạch ảnh hưởng lên tăng trưởng của vi sinh vật chỉ thị. Trong tài liệu phương pháp này thường được tiến hành song song với một trong những phương pháp trên.

Áp dụng phương pháp này ta có thể tách rời ảnh hưởng của từng yếu tố kháng khuẩn. Ví dụ như tác dụng kháng khuẩn của acid hữu cơ có thể loại trừ nhờ trung hòa dịch nuôi cấy sau khi ly tâm loại bỏ tế bào; tác dụng của H2O2 được loại trừ nhờ xử lý dịch ly tâm với enzyme catalase…. Bằng cách đó có thể đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của bacteriocin do vi khuẩn lactic tổng hợp.

Khuếch tán qua vòng giấy lọc (disc diffusion assay) tương tự phương pháp của Kirby Bauer thường được sử dụng để kiểm tra tính mẫn của vi sinh vật đối với kháng sinh [9]. Vòng giấy thấm được đặt lên bề mặt đĩa Petri đã cấy vi sinh vật chỉ thị rồi thấm dịch nuôi cấy vi khuẩn lactic li tâm rồi. Tuy nhiên, khi thử nghiệm phương pháp này đã không thành công. Kết quả thể hiện theo như hình 4.4.

C1 T7b

Hình 4.2. Thử ngiệm không thành công phương pháp Disc diffusion assay Từ kết quả này có một số nhận xét như sau:

Độ hấp thụ các chất kháng khuẩn thu được từ dịch ly tâm bị hạn chế ở mức 20µl, cho thấy lượng chất được dùng để thử hoạt tính là quá ít.

Các chất kháng khuẩn được thấm trong giấy lọc có sự khuếch tán lên môi trường thạch là không cao.

Cả hai nhận định này đều giải thích cho kết quả không thành công. Tuy phương pháp này có khả năng tách riêng kiểm tra định tính các chất kháng khuẩn (acid lactic, H2O2, bacteriocin…), nhưng qua thử nghiệm nhận thấy nồng độ chất kháng khuẩn được sinh ra là không cao, và phương pháp này hạn chế về thể tích đưa vào giấy lọc. Vì vậy phương pháp không mang lại ý nghĩa cao trong việc tách riêng định tính từng chất.

Như vậy, tại phòng thí nghiệm trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, phương pháp này bị tạm ngưng để tiến hành thử nghiệm phương pháp khác.

4.4. Kiểm tra khả năng đối kháng bằng phương pháp Agar Well Diffusion Assay (khuếch tán qua giếng thạch)

Phương pháp Agar well diffusion assay hay còn gọi là phương pháp khuếch tán qua giếng thạch, vi sinh vật chỉ thị được trải một lớp mỏng trên bề mặt môi trường BHI agar, cho dịch nuôi cấy LAB (có thể lấy dịch ly tâm) vào giếng, ngay tại giếng chứa LAB phát triển và tiết các chất đối kháng với vi khuẩn chỉ thị, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn chỉ thị xung quanh giếng.

Tương tự như phương pháp trên, khuếch tán qua giếng thạch (well diffusion assay) là phương pháp đánh giá ảnh hưởng các sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn lactic lên vi sinh vật chỉ thị mà không cần sự tiếp xúc trực tiếp giữa chúng, cũng như khả năng đánh giá riêng tác động của bacteriocin sau khi loại bỏ tác động của các yếu tố khác như acid hữu cơ, H2O2…. Phương pháp này có ưu điểm so với phương pháp trên là giếng thạch có khả năng chứa một thể tích dịch ly tâm lớn hơn đáng kể so với dịch thấm vào giấy lọc, nên khả năng khuếch tán các chất kháng khuẩn vào môi trường thạch cũng cao hơn so với phương pháp dics diffusion assay.

Để đo được vòng kháng khuẩn thực sự bằng phương pháp này, bề dày môi trường BHI trong đĩa Petri cần được chuẩn hóa. Môi trường quá dày ngăn cản sự khuếch tán của các chất kháng khuẩn trong thạch. Nồng độ vi khuẩn chỉ thị cũng ảnh hưởng lên độ trong suốt của vòng kháng khuẩn. Điều này cho thấy sự tương ứng giữa chất kháng khuẩn với mật độ tế bào vi khuẩn chỉ thị.

Sau khi thử nghiệm phương pháp với độ dày khác nhau (5mm, 3mm), độ dày 3mm tương ứng với 15 ml môi trường thạch là thích hợp. Tương tự nồng độ vi khuẩn chỉ thị để nhận rõ vòng kháng khuẩn là 105 tế bào/ml. Hình 4.3 thể hiện rõ kết quả thu được.

tế bào/ml E.coli 105 tế bào/ml

Hình 4.3. So sánh kết quả C1 ở hai đĩa môi trường với độ dày và nồng độ vi khuẩn chỉ thị khác nhau

Việc chuẩn hóa cho phương pháp này còn can phải thực hiện chuẩn hóa nồng độ vi khuẩn lên men lactic trong MRS lỏng. Khi cấy chuyển vào môi trường lỏng lượng sinh khối lấy không đồng đều. Theo đó sau khi nuôi cấy qua 18-24h, lượng tế bào tăng sinh trong môi trường cũng khác nhau. Khi sử dụng cùng một thể tích dịch nuôi cấy của các chủng để tiến hành thí nghiệm nồng độ tế bào /ml sẽ không được cố định, vì vậy mà kết quả có độ tin cậy thấp hơn. Việc chuẩn hóa này được thực hiện dựa trên dựng đường chuẩn về nồng độ tế bào vi khuẩn.

Khi tiến hành đo vòng kháng ở đĩa petri, phương pháp đo rất thô sơ, chỉ dựa trên mắt thường và dùng thước mm để đo. Kết quả này có không độ tin cậy cao, chưa có độ nhạy trong kết quả, vì thế cần phải nghiên cứu một phương pháp khác có độ nhạy cao hơn.

T1a (d= 17 mm) T7b (d= 17 mm)

N3 (d= 16 mm) C1 (d=18mm)

Hình 4.4: Vòng kháng của những chủng điển hình

Hai mươi hai chủng vi khuẩn lactic được kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn tổng quát nhờ phương pháp khuếch tán qua giếng thạch với độ dày môi

trường và nồng độ E.coli thích hợp là: độ dày 3mm và nồng độ 105 tế bào/ml. Đường kính vòng kháng khuẩn được đo bao gồm cả đường kính giếng thạch (Hình 4.2 và Bảng 4.1).

Ta có công thức tính bề rộng vành kháng khuẩn:

Bề rộng vành kháng khuẩn = [d vòng kháng – d giếng thạch]/2 (mm) Schillinger và Lucke (1989) cho rằng khi bề rộng vành kháng khuẩn > 1 mm thì khả năng kháng của các vi khuẩn lactic đối với vi sinh vật chỉ thị coi như là mạnh; khi giá trị này nằm trong khoảng 0,5 – 1 mm tương ứng khả

Một phần của tài liệu thử nghiệm và so sánh các phương pháp đo hoạt tính khánh vi sinh vật (Trang 45 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w