2. 4.3 Khảo sát ảnh hƣởng của thời gian tới quá trình tách HA, ở điều kiện trong nồ
3.8.1. xốp tổng của các mẫu HA tách ra ở hai đầu xương
Bảng 3. 6: Độ xốp tổng của các mẫu HA NB3, T3, P3 và A3 tách ra ở hai đầu xương
STT Tên mẫu Kích thƣớc (mm) Khối lƣợng (gam) Độ xốp tổng của mẫu (%) 1 NB3 12,5 x 8,0 x 4,8 0,568 62,47 2 T3 10,9 x 8,4 x 4,9 0,473 66,53 3 P3 12,2 x 7,7 x 6,3 0,413 77,86 4 A3 7,4 x 6,3 x 5,5 0,155 80,82
Qua kết quả khảo sát trên bảng 3.6 ta thấy, độ xốp tổng của các mẫu tƣơng đối cao và tăng dần từ NB3 đến A3, kết quả này phù hợp với thời gian ninh và điều kiện khảo sát của các phƣơng pháp trên các mẫu HA đƣợc tách ra ở hai đầu xƣơng. Nguyên nhân là cấu tạo của hai đầu xƣơng gồm nhiều mô xƣơng xốp tạo bởi các nan xƣơng có thành phần là các tinh thể HA, các hợp chất hữu cơ nằm xen kẽ giữa các nan xƣơng. Vì vậy, khi ninh mẫu thì các hợp chất hữu cơ bị thủy phân, một số liên kết của các hợp chất hữu cơ và liên kết giữa các hợp chất hữu cơ với tinh thể HA bị đứt ra. Đồng thời khi nung mẫu ở nhiệt độ cao, các hợp chất hữu cơ này bị đốt cháy hoàn toàn, tạo ra các khe trống ở trong sản phẩm, do đó độ xốp của mẫu HA tăng cao.
Với mẫu NB3, không thực hiện quá trình ninh mẫu xƣơng, vì vậy lƣợng chất hữu cơ không đƣợc tách ra mà chỉ bị đốt cháy trong quá trình nung, nên độ xốp tổng (chiếm 62,47%) thấp hơn.
Mẫu T3, các hợp chất hữu cơ bị thủy phân một phần nhỏ trong quá trình ninh mẫu xƣơng, sau đó bị đốt cháy hoàn toàn, do đó sản phẩm HA có độ xốp tổng cao.
Đối với mẫu P3 và A3 có độ xốp tổng cao hơn, có thể giải thích là do trong quá trình ninh ở điều kiện áp suất cao và sử dụng chất phụ gia, làm cho quá trình thủy phân các hợp chất hữu cơ diễn ra nhanh và nhiều hơn, tạo ra các hợp chất hữu cơ có khối lƣợng phân tử nhỏ hơn khuếch tán vào trong nƣớc và tách ra khỏi mẫu HA, vì vậy trong mẫu có nhiều khoảng trống hơn so với mẫu NB3 và T3.