Nước trong đất

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 43 - 45)

5.4.1.1. Vai trò của nước trong đất

Là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ; làm hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất. Nước bảo đảm cho sự hoạt động của các quá trình sinh hoá ở nhiều dạng khác nhau. Nước phục vụ cho quá trình bốc hơi sinh học (thoát nước), nhờ có quá trình thoát hơi này mà các chất dinh dưỡng từ đất thâm nhập vào cây. Nước điều hoà chế độ nhiệt cho cây.

Nước có liên quan đến một loạt các tính chất của đất như quá trình phong hoá đá, hoà tan chất dinh dưỡng, quá trình xói mòn và rửa trôi, chế độ không khí và nhiệt độ đất, hoạt động của vi sinh vật đất và cả các tính chất cơ lý như tính dính, tính dẻo, trương co...của đất.

5.4.1.2. Các dạng nước trong đất

Căn cứ vào trạng thái tồn tại và lực tác động vào phân tử nước, có thể chia nước trong đất thành các dạng sau:

- Nước ở thể rắn (nước đóng băng).

- Nước ở thể hơi (hơi nước trong không khí đất).

- Nước liên kết (nước liên kết hoá học và nước liên kết lý học). - Nước tự do (nước mao quản, nước trọng lực, nước ngầm).

5.4.1.3. Các đại lượng đánh giá tính giữ nước và độ ẩm đất

Độ trữ ẩm (Sức chứa nước) thể hiện khả năng giữ (Chứa) nước của đất. * Độ ẩm mao quản

* Độ ẩm bão hoà (Ẩm độ toàn phần) * Độ ẩm tuyệt đối

* Độ ẩm tương đối * Độ ẩm cây héo

* Độ ẩm đồng ruộng (Khả năng chứa ẩm đồng ruộng) * Lượng nước hữu hiệu cây trồng

5.4.1.4. Cân bằng nước trong đất

Cân bằng nước trong đất biểu hiện chế độ nước của nó về mặt số lượng. Nó phụ thuộc vào lượng nước đến và đi khỏi đất trong một giai đoạn. Cân bằng đó được biểu diễn bằng phương trình sau:

W0 + G + Ng + S1 + N1 + Dm1 = Bsv + Bvl + Dm2 + S2 + N2 + Wc

Trong đó:

W0: Độ ẩm đất lúc bắt đầu nghiên cứu. G: Lượng nước giáng thuỷ (Mưa).

S1: Lượng nước ngầm từ nơi khác chảy đến.

N1: Lượng nước vào đất từ mạch nước ngầm qua mao quản. Ng: Lượng nước ngưng tụ từ hơi nước.

Dm1: Lượng nước do dòng chảy bề mặt từ nơi khác đến. Bvl: Lượng nước bay hơi vật lý.

Bsv: Lượng nước bay hơi sinh vật (Cây hút nước từ đất rồi nhả vào không khí). N2: Lượng nước thấm từ trên xuống mạch nước ngầm.

Dm2: Lượng nước mất đi do dòng chảy bề mặt.

S2: Lượng nước mất đi do dòng chảy ngang trong lòng đất. Wc: Độ ẩm đất cuối thời kỳ nghiên cứu.

5.4.1.5. Biện pháp điều tiết nước trong đất

* Các nguyên tắc điều tiết nước trong đất

- Làm cho nước thấm nhanh và nhiều vào đất, tránh để nước chảy tràn lan trên mặt đất khi mưa và tưới, vừa mất nước vừa gây xói mòn.

- Tăng khả năng giữ ẩm cho đất, giảm lượng nước bốc hơi trên mặt. - Bảo đảm độ ẩm thích hợp cho cây và nhu cầu cải tạo đất.

- Chống muối, phèn,... bốc lên mặt đất về mùa khô. - Sử dụng tối đa nguồn nước có trong đất.

* Các biện pháp

- Biện pháp thuỷ lợi:

- Biện pháp canh tác: Bao gồm cả biện pháp cải tạo đất, tăng độ thấm cho đất và chống bốc hơi trên mặt.

- Làm tơi xốp đất, tăng bón phân hữu cơ và vôi (nếu đất chua) để tạo kết cấu tốt cho đất. - Che phủ đất, nhất là mùa khô, trồng rừng chắn gió.

- Trồng cây có bộ rễ thích hợp để sử dụng được nguồn nước trong đất.

- Phá váng đất sau mưa hay tưới (xới nhẹ tạo lớp xốp mỏng) để cắt đứt hệ thống mao quản dẫn nước lên mặt đất chống bốc hơi, giữ ẩm và tạo tơi xốp cho đất.

- Nén đất sau khi gieo hạt, giâm hom,... để nước di chuyển từ nơi xốp đến nơi chặt, cung cấp cho hạt và mầm, cuối cùng xoa nhẹ trên mặt đất, tạo lớp tơi xốp mỏng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 43 - 45)