Chế phẩm VSV dùng trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 60 - 62)

+ Chế phẩm virut NPV sâu xanh + Chế phẩm virus NPV sâu róm thông + Chế phẩm Bacillus thuringiensis (B.t) + Chế phẩm vi sinh vật phòng trừ chuột + Chế phẩm VSV diệt sâu hại từ nấm:

* Tài liệu học tập

1. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Hải và Đỗ Thị Lan (2008), Giáo trình Đất trồng trọt. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

2. Trần Văn Chính và CS (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 3. Nguyễn Xuân Thành và CS, (2005). Giáo trình vi sinh vật học Nông nghiệp. NXB Giáo dục, Hà Nội

* Câu hỏi ôn tập

1. Các dạng hình thái của vi khuẩn? Vai trò của vi khuẩn? 2. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố VSV trong đất?

3. Vòng tuần hoàn Nitơ trong tự nhiên? Quá trình Amôn hoá, Nitrat hoá và phản Nitrat hoá? 4. Trình bày quá trình cố định Nitơ phân tử tự do?

5. Quá trình cố định Nitơ phân tử cộng sinh?

6. Quá trình chuyển hoá xenlulo, xilan, pectin, tinh bột? 7. VSV trong quá trình chuyển hoá photpho trong đất? 8. VSV trong quá trình chuyển hoá Kali trong đất?

9. Vai trò của động vật đất đối với đất?

10. Ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến VSV?

11. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật làm đất tới VSV?

12. Khái niệm, yêu cầu chất lượng, phương pháp sử dụng và hiệu quả của chế phẩm VSV cố định đạm?

13. Khái niệm, yêu cầu chất lượng, phương pháp sử dụng và hiệu quả của phân lân sinh học?

* Chủ đề thảo luận

1. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật trồng trọt tới VSV đất?

2. Tình hình sử dụng phân vi sinh và hữu cơ vi sinh trong thực tế sản xuất hiện nay?

* Kiểm tra 1 tiết

Chương 7 ĐỘ PHÌ ĐẤT

Số tiết: 02 ý thuyết: 02tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)

*) MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

Sau khi học xong chương này sinh viên phải:

Hiểu được độ phì của đất, các chỉ tiêu để đánh giá độ phì của đất

2. Kỹ năng

- Đánh giá được độ phì của đất bằng cảm quan và qua phân tích

3.Thái độ

- Có biện pháp cải thiện và nâng cao độ phì của đất

- Có thái độ học tập nghiêm túc, chủ động học tập, chú ý nghe giảng.

*) NỘI DUNG:7.1. Khái niệm 7.1. Khái niệm

Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất.

Khái niệm về độ phì là một khái niệm phức tạp và tương đối, cho nên nếu hiểu một cách máy móc thì rất dễ mắc sai lầm. Vì độ phì chỉ là khả năng (tức là tiềm năng của đất), nên khả năng này không trở thành hiện thực nếu thiếu tác động của con người trên cơ sở những yêu cầu ngoại cảnh của cây trồng. Ví dụ nếu đất tốt (độ phì cao) mà trồng cây không đúng vụ hoặc giống kém v.v... thì chưa chắc đã đạt năng suất cao.

Mặt khác, ta cũng nên hiểu những điều kiện thích hợp cho cây trồng nằm trong giới hạn mà đất có thể đảm bảo được. Đây là cơ sở lý luận cho việc xác định những chỉ tiêu độ phì cơ bản và chỉ tiêu bổ trợ, từ đó đánh giá độ phì của đất.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w