Dung trọng đất là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất khô kiệt ở trạng thái tự nhiên, đơn vị là g/cm3 hoặc tấn/m3 (ký hiệu là d).
Như vậy dung trọng cũng như tỷ trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật của đất và hàm lượng chất hữu cơ.
Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau sẽ có tác dụng thay đổi dung trọng của đất. Nghiên cứu dung trọng đất cho phép ta sơ bộ đánh giá được chất lượng của đất, đặc biệt là đất cho cây trồng cạn. Các loại đất có dung trọng thấp thường là những loại đất có kết cấu tốt, hàm lượng mùn cao. Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nước, nhiệt, không khí và dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Để xác định dung trọng người ta thường dùng ống trụ có thể tích bên trong 100 cm3 đóng thẳng góc với mặt đất để lấy mẫu ở trạng thái tự nhiên, rồi đem sấy khô kiệt và tính theo công thức:
d =
Trong đó:
d: Dung trọng của đất (g/cm3 )
P: Trọng lượng đất khô kiệt trong ống trụ (g) V: Thể tích ống đóng (cm3 ).
5.3.3. Độ xốp
Độ xốp là tỷ lệ % các khe hở trong đất so với thể tích đất.
Độ xốp đất được tính theo công thức: P(%) = x100 (1) Trong đó: P: Độ xốp (%)
d: Dung trọng đất (g/cm3) D: Tỷ trọng đất (g/cm3)
Tổng lượng khe hở trong đất (P%) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, hàm lượng mùn, thành phần cơ giới...
Kích cỡ của khe hở trong đất cũng là một chỉ tiêu quan trọng không kém gì tầng khe hở. Có nhiều khái niệm khác nhau để phân chia khe hở theo độ lớn nhưng nói chung các tác giả đều thống nhất rằng khe hở đất đều được chia làm 2 loại:
41V V P C B P P − + V p
Khe hở mao quản (hay còn gọi là hở nhỏ) có kích cỡ nhỏ < 30 µm (Miller and Donahue 1990) hay <60 µm (theo Brandy 1984) có vai trò chủ yếu trong việc chứa nước, vận chuyển nước bằng lực mao quản, giữ nước cho đất.
Khe hở phi mao quản (khe hở lớn) có kích cỡ > 30 µm hoặc > 60 µm (theo các tác giả trên), chúng có vai trò trong việc thoát nước và chứa không khí cho đất.
Khi đất có kết cấu tốt sẽ khắc phục được yếu điểm của cả 2 loại đất đặc biệt là của đất sét, đất có kết cấu tốt sẽ điều hoà được tỷ lệ khe hở mao quản và phi mao quản. Trong đó khe hở mao quản (trong hạt kết) sẽ giữ nước cho đất, đồng thời khe hở phi mao quản (khe hở giữa các hạt kết) chứa không khí và thoát nước cho đất. Theo nhiều tác giả thì tỷ lệ giữa khe hở mao quản và khe hở phi mao quản nếu đạt được 50 % là tốt.
Độ xốp của đất rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp. Vì nước và không khí trong đất di chuyển trong những khoảng trống (độ xốp của đất), những chất dinh dưỡng cho cây được huy động cũng như hoạt động của vi sinh vật đất cũng diễn ra chủ yếu trong những khoảng trống này. Vì vậy, người ta nói độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất.
Đất tơi xốp thì rễ cây phát triển dễ dàng, cây sinh trưởng sẽ tốt. Nếu đất dốc có độ xốp cao thì khi mưa nước sẽ thấm nhanh và hạn chế được xói mòn.