Một số nhóm vi sinh vật chính và vai trò của chúng * Vi khuẩn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 49 - 51)

nguyên sinh động vật.

6.2. Vi sinh vật đất

6.2.1. Một số nhóm vi sinh vật chính và vai trò của chúng* Vi khuẩn * Vi khuẩn

Là những vi sinh vật đơn bào, không có màng nhân, đa số sống hoại sinh, không có tiên mao (flagelum). Kích thước 0,1 – 1,2 x 0,2 – 6 μm. Vi khuẩn là nhóm có thành phần và số lượng đông nhất trong tất cả các nhóm vi sinh vật ở đất và cũng là nhóm có ý nghĩa lớn nhất trong quá trình hình thành và phân hủy chuyển hóa các chất trong đất.

Căn cứ vào hình thái có thể chia vi khuẩn ra làm 5 nhóm:

- Hình cầu (cầu khuẩn) – coccus: Có hình cầu, hình tròn, bầu dục...

Đại diện là: Monococcus agilis, Streptococcus lactis

- Hình que (trực khuẩn) – bacillus: Có hình que, hình gậy…

Đại diện là: Rhizobium japonicum,Bacillus thurigencis, Clostridium pasteurianum...

- Cầu trực khuẩn - cocobacillus: Có hình bầu dục, hình trứng … Đại diện là: Pasteurella dentina...

- Xoắn khuẩn – spirillum: Có hình sợi lượn sóng Đại diện là: Treponema dentina, Spirillum rubrum

- Phẩy khuẩn – vibrio: Có hình dấu phẩy, hình que uốn cong... Đại diện là: Cellvibrio desulfuricans, Vibrio denitrificans

Vai trò của vi khuẩn:

Vi khuẩn tham gia hình thành và cải tạo đất trồng trọt, phân hủy chuyển hóa các hợp chất khó tan trong đất thành các chất dễ tan cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Chuyển hóa các vật chất để khép kín vòng tuần hoàn các chất trong đất và trong tự nhiên. Một số có khả năng đồng hóa nitơ trong không khí để làm giàu nitơ cho đất cung cấp dinh dưỡng nitơ cho cây trồng. Vi khuẩn còn có khả năng tiết ra các enzym, các chất kích thích sinh trưởng, các axít hữu cơ trong đất...

Vi khuẩn gây nên nhiều căn bệnh cho người, động vật, thực vật, chúng phá hoại mùa màng và nông sản phẩm trong quá trình bảo quản chế biến lương thực, thực phẩm.

* Xạ khuẩn

Xạ khuẩn (Actinomycetes) là những vi sinh vật đơn bào, cơ thể hình sợi như nấm nhưng có kích thước và cấu tạo gần giống với vi khuẩn. Chúng phân bố rộng rãi trong đất, trong nước và trong các cơ chất hữu cơ. Kích thước của xạ khuẩn giao động 0,2 – 0,5 x 0,4 – 100 μm.

Vai trò của xạ khuẩn:

- Xạ khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất và tạo ra độ phì nhiêu của đất. Chúng đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong việc làm mầu mỡ cho đất.

- Xạ khuẩn tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hoá và phân giải nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp như: Xenlulo, mùn, kitin, lignhin...

- Hầu hết các xạ khuẩn thuộc giống Actinomyces có khả năng hình thành chất kháng sinh. - Trong quá trình trao đổi chất xạ khuẩn còn có thể sinh ra các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), một số axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic và nhiều axit amin như axit glutamic, axit metionin, triptofan, lizin...

- Tuy nhiên bên cạnh những xạ khuẩn có ích, một số xạ khuẩn lại sinh ra các chất độc kìm hãm sự sinh trưởng của thực vật. Một số khác là nguyên nhân gây ra một số bệnh.

* Nấm

Nấm là những vi sinh vật đơn hoặc đa bào, cơ thể hình sợi, có cấu tạo nhân hoàn chỉnh, kích thước giao động 0,5 – 3,5 x 0,9 – 100 μm.

Nấm được chia thành 2 nhóm lớn, đó là: Nấm mốc và nấm men.

Vai trò của nấm:

- Nấm góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Chúng có khả năng phân giải mạnh mẽ các hợp chất hữu cơ phức tạp.

- Áp dụng trong quy trình công nghệ sản xuất rượu, bia, etanol, tương, đậu phụ...

- Nấm có khả năng tiết chất kháng sinh có giá trị như: penixilin, fumagilin. Các loại vitamin…

- Nấm là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thất to lớn cho việc bảo vệ mùa màng, lương thực, thực phẩm, hàng hoá, quần áo, sách vở.... Các bệnh nấm hay gặp ở người như hắc lào, nấm kẽ chân, nấm phổi, nấm tóc ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w