Định nghĩa:
Phân vi sinh vật phân giải photphat khó tan là sản phẩm chứa một hay nhiều vi sinh vật còn sống đạt tiêu chuẩn ban hành, có khả năng chuyển hoá các hợp chất photphat khó tan thành dễ tan cho cây trồng dễ sử dụng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm. Phân vi sinh vật không gây hại đếnsức khoẻ con người, động thực vật và không làm ảnh hưởng sấu đến môi trường sinh thái.
Yêu cầu chất lượng:
Yêu cầu chất lượng đối với phân lân vi sinh cũng tương tự như yêu cầu đối với phân VSVCĐN, nghĩa là phân lân vi sinh được coi là có chất lượng tốt khi chứa một hay nhiều loại vi sinh vật có hoạt tính phân giải lân cao, có ảnh hưởng tốt đến cây trồng với mật độ 108 – 109 TB/g hay minilit phân bón với loại phân bón trên nền chất mang khử trùng và 106 TB/g hay minilit phân bón với loại phân bón trên nền chất không mang khử trùng.
Phương pháp bón phân lân vi sinh:
Phân lân vi sinh thường được bón trực tiếp vào đất, người ta thường ít dùng loại phân này để trộn vào hạt. Theo phương pháp này có nhiều cách bón khác nhau:
- Có thể trộn đều chế phẩm với đất nhỏ tơi, sau đó đem rắc đều vào luống trước khi gieo hạt (Nếu là ruộng cạn); rắc đều ra mặt ruộng (Nếu là ruộng nước).
- Có thể đem chế phẩm ủ hoặc trộn với phân chuồng hoai, sau đố bón đều vào luống rồi gieo hạt (Nếu là ruộng cạn); rắc đều ra mặt ruộng (Nếu là ruộng nước).
Hiệu quả của phân vi sinh:
Hàm lượng lân trong hầu hết các loại đất đều thấp, vì vậy việc bón phân lân cho đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng là việc cần thiết. Phân lân vi sinh vật phân giải photphat khó tan không chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón lân khoáng nhờ hoạt tính phân phân giải và chuyển hoá của các chủng vi sinh vật, mà còn có tác dụng nguồn photphat địa phương có hàm lượng lân thấp, không đủ điều kiện sản xuất lân khoáng ở quy mô công nghiệp.