Một số loại đất vùng đồi nú

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 74 - 77)

8.4.2.1. Đất Xám - Ký hiệu là X - Acrisols (Ac)

Diện tích: 19.970.642 ha.

Phân bố rộng khắp trung du miền núi và rìa đồng bằng. Đây là nhóm đất chiếm đến gần 2/3 diện tích cả nước, phân bố rộng khắp trung du miền núi và một phần ở đồng bằng. Hầu hết đất xám bạc màu, đất đỏ vàng phát triển trên các đá mẹ khác nhau, một phần đất phù sa cổ đạt tiêu chuẩn có tầng B tích sét, CEC thấp (< 24 me/100g sét), có độ no bazơ thấp (< 50 %) đều thuộc nhóm này. Tên bản đồ đất tỷ lệ 1.1.000.000 chia ra các đơn vị:

Đất xám bạc màu (X) Haplic Acrisols (ACh).

- Đất xám có tầng loang lổ (XL). Plinthic Acrisols (ACP). - Đất xám giây (Xg). Gleyic Acrisols (ACg).

- Đất xám feralit (XO). Ferralic Acrisols (ACf). - Đất xám mùn trên núi (Xh). Humic Acrisols (ACu).

8.4.2.2. Đất đỏ - Ferralsols (F)

Diện tích: 3.071.594 ha.

Nhóm đất đỏ chiếm gần 10 % diện tích tự nhiên cả nước, tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, ở độ cao 50 đến 900 - 1000 m. Đất chủ yếu phát triển trên đá macma bazơ, trung tính và đá vôi.

Theo khái niệm của FAO-UNESCO đất Ferralsols là đất có tầng B feralit với các đặc trưng sau:

1. Có thành phần cơ giới là thịt pha cát hay mịn hơn. 2. Tầng trên dày ít nhất 30 cm.

3. Có dung tích hấp thu (TCEC) bằng hoặc nhỏ hơn 1 6me/ 100g sét.

4. Có dưới 10 % khoáng có thể phong hóa trong cấp hạt 50 - 200 mµ 5. Có dưới 10 % sét phân tán trong nước.

6. Có tỷ lệ limon/sét bằng hoặc nhỏ hơn 0.2 Không có đặc tính tro núi lửa

Có dưới 5 % đá cha phong hóa.

Trên bản đồ đất tỷ lệ 1/1.000.000 nhóm đất này chia ra các đơn vị: * Đất nâu đỏ (Fd) - Rhodic Ferralsols (FRR)

* Đất nâu vàng (Fx) - Xanthic Ferralsols (FRX)

* Đất mùn vàng đỏ trên núi (Fh) - Humic Ferralsols (FRU) 8.4.2.3. Đất mùn alit núi cao - Ký hiệu là Alisols (Al)

Diện tích 280.714 ha.

Đất mùn alít trên núi cao thường nằm trên các đỉnh núi cao như Hoàng Liên Sơn, Ngọc Linh, Ngọc Áng, Chư Bang Sin với độ cao tuyệt đối trên 2000m. Nhiệt độ bình quân năm dưới 150C, một số ngọn núi phía Bắc mùa đông nước bị đóng băng. Thực vật thường là đỗ quyên, trúc, một số cây lá kim ôn đới. Đá phong hóa yếu tầng đất mỏng lẫn nhiều mảnh đá vụn nguyên sinh. Trên cùng là tầng thảm mục hoặc lớp mùn thô than bùn trên núi. ở đây quá thành hình thành mùn là quá trình chủ đạo trên loại đất này.

Đất mùn alít núi có tầng đất mỏng; phản ứng chua (pHKCl = 3,9 - 4,l). Độ no bazơ thấp (28 - 43 %); giàu mùn và đạm tổng số (tương ứng 4,8 - 15,5 % và 0,16 - O,32 %). Thành phần chất hữu cơ của đất phần lớn là axit fulvic và hàm lượng tương đối của axit này càng xuống sâu càng tăng.

Kết quả phân tích thành phần tổng số cho thấy: Phần mất khi nung tương ứng với lượng mùn cao.

Lượng ôxyt sắt trong đất thấp, trái lại lượng ôxyt nhôm cao. Tỷ lệ SiO2/Al2O3 tăng dần từ 3,4 -4,86 theo chiều sâu phẫu diện đất, chứng tỏ đất chứa nhiều oxyt nhôm tự do và oxyt silic bị rửa trôi.

Nhóm đất này có sự thay đổi về chế độ nhiệt, chế độ không khí, chế độ nước, chế độ dinh dưỡng và hàng loạt đặc tính sinh học khác so với các nhóm đất tự nhiên khác. Tuy nhiên ở các tầng đất sâu hơn 50 cm thường chưa hoặc ít bị xáo trộn nên còn giữ được đặc trưng của mẫu chất ban đầu.

* Tài liệu học tập

1. Nguyễn Thế Đặng, Đặng Văn Minh, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Hải và Đỗ Thị Lan (2008), Giáo trình Đất trồng trọt. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

2. Trần Văn Chính và CS (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học. NXB Nông nghiệp, Hà Nội

* Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm về phân loại đất?

2. So sánh sự gióng và khac nhau gữa 3 trường phái phân loại đất Liên Xô cũ, Mỹ và FAO- UNESCO?

3. Trình bày phân loại đất ở Việt Nam?

4. Nêu đặc điểm hình thành và phân bố đất đồng bằng Việt Nam?

5. Trình bày đặc điểm hình thành, phân bố, tính chất và biện pháp sử dụng cải tạo đất phù sa?

6. Trình bày đặc điểm hình thành, phân bố, tính chất và biện pháp sử dụng cải tạo đất phèn?

7. Trình bày đặc điểm hình thành, phân bố, tính chất và biện pháp sử dụng cải tạo đất xám bạc màu có tầng loang lổ?

8. Trình bày đặc điểm hình thành, phân bố, tính chất và biện pháp sử dụng cải tạo đất lầy? 9. Trình bày khái niệm, phân bố và phẫu diện đất lúa mước?

10. Trình bày tính chất đất lúa nước?

11. Trình bày tính chất đất lúa nước có năng suất cao và ổn định? 12. Trình bày đặc điểm hình thành đất đồi núi Việt Nam?

13. Trình bày các đơn vị đất trong nhóm đất xám? 14. Trình bày các đơn vị đất trong nhóm đất đỏ? 15. Trình bày đất mùn alit?

* Chủ đề thảo luận

1. Đặc điểm hình thành, phân bố, tính chất và biện pháp sử dụng cải tạo đất xám bạc màu có tầng loang lổ?

2. Đặc điểm hình thành đất đồi núi

Chương 9

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w