Đặc điểm hình thành

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 72 - 74)

Có thể nói một cách khái quát rằng đất rừng Việt Nam có các đặc điểm và tính chất phức tạp bởi nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đa dạng và phức tạp.

8.4.1.1. Đất đồi núi Việt Nam được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau

Các loại đá mẹ khác nhau thực sự đã quyết định nhiều tính chất lý hoá học và khả năng sử dụng của các loại đất rừng ở nước ta. Đất vàng nhạt trên đá cát và cát kết với tầng mỏng, nhiều cát, nghèo dinh dưỡng của vùng trung du phía Bắc có độ phì và khả năng sản xuất kém xa đất đỏ nâu

trên đá bazan có tầng dày, tỷ lệ sét cao, khá giàu dinh dưỡng của vùng cao nguyên Tây Nguyên. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đá vôi, đá biến chất thường có tầng đất dày hơn nhiều các đất vàng đỏ, vàng nhạt trên đá granit, đá cát, đá quăczit, phù sa cổ.

8.4.1.2. Địa hình cao, chia cắt mạnh và dốc

Đại đa số đất rừng ở nước ta thuộc vùng đồi núi, là vùng có địa hình cao, chia cắt mạnh và dốc. Đặc điểm này là nguyên nhân của các hiện tượng rửa trôi xói mòn trên cao, dốc và tích luỹ dưới chân, khe núi, tạo nên những loại đất đặc thù cho vùng đồi núi nước ta. Các dạng địa hình, địa mạo cũng rất phức tạp và đa dạng đã chi phối mạnh các quá trình hình thành đất và các xu thế thoái hoá đất rừng khi không còn che phủ.

8.4.1.3. Đất đồi núi chịu chi phối mạnh của thảm thực bì

Trong quá trình hình thành đất nói chung, thảm thực bì là yếu tố chủ đạo vì có tới khoản 3/4 lượng xác hữu cơ tham gia tạo thành đất được cung cấp do thực vật. Đặc biệt, tính chất của đất rừng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thảm rừng.

8.4.1.4. Đất có sự thoái hoá nhanh

Hiện tượng thoái hoá độ phì đất rừng ở nước ta xảy ra thường xuyên ở những nơi rừng bị tàn phá hoặc rừng nghèo. Đất ở những nơi này bị suy giảm nghiêm trọng chất hữu cơ kéo theo giảm dung tích hấp thu, kết cấu kém, giảm khả năng trữ nước, tăng quá trình cố định lân và chua hoá, bạc màu hoá. Đặc biệt, ở một số vùng có độ cao lớn, rừng không còn khả năng tái sinh.

8.4.1.5. Đất đồi núi chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động sống của con người

Đặc điểm này xuất hiện gắn liền với sự chặt phá rừng của con người. Con người phá đốt rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp, khai thác các sản phẩm từ rừng để phục vụ cho cuộc sống...tất cả các hoạt động đó đã và đang làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của đất rừng. Đất rừng bị suy thoái không chỉ gây tác hại đến khả năng sản xuất của đất mà nghiêm trọng hơn là đã phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái tự nhiên của vùng đồi núi, làm mất thảm thực vật tự nhiên, mất nguồn dự trữ và khả năng điều hành nước của rừng, gây thảm hoạ thiên tai hạn hán, lũ lụt, thay đổi khí hậu trong vùng. Sự suy thoái của đất rừng đã làm thay đổi gần như hoàn toàn cảnh quan tự nhiên của nhiều khu vực đồi núi ở nước ta.

8.4.1.6. Quá trình tích luỹ Fe, Al

Fe, Al. Đây là quá trình rất điển hình trong quá trình hình thành đất ở vùng nhiệt đới ẩm. Người ta chia quá trình tích luỹ Fe, Al thành 2 loại là tích luỹ Fe, Al tuyệt đối và tương đối.

Quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối:

Fe và Al có từ trong đá mẹ và khoáng vật phong hoá ra và từ nhiều nơi khác di chuyển đến tích luỹ lại trong đất, gọi là quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối. Sản phẩm của quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối là tạo nên đá ong và kết von ở trong đất.

* Đá ong: * Kết von:

* Ảnh hưởng của kết von và đá ong tới đất và cây: Quá trình tích luỹ Fe, Al tương đối:

Quá trình tích luỹ Fe, Al tương đối còn gọi là quá trình feralit. Sự tích luỹ Fe, Al được gọi là tương đối vì quá trình này xảy ra do đa số các chất khác bị rửa trôi, làm cho tỉ lệ Fe, Al tăng lên.

Quá trình feralit xảy ra khá phức tạp: Đầu tiên các đá và khoáng, nhất là khoáng silicát bị phong hoá mạnh mẽ thành các khoáng thứ sinh như sét. Một phần sét lại có thể tiếp tục bị phá huỷ cho ra các oxit Fe, Al, Si đơn giản. Đồng thời với sự phá huỷ các chất bazơ và một phần SiO2 bị rửa trôi đi và dẫn tới sự tích luỹ Fe và Al. Vì lẽ đó mà người ta thường dựa vào tỉ lệ phân tử SiO2/Fe2O3, SiO2/Al2O3, SiO2/R2O3 để đánh giá quá trình feralit. Trị số này càng thấp thì quá trình feralit càng mạnh.

Về cơ bản những loại đất nào được hình thành do quá trình feralit là chủ đạo thì thường mang đặc điểm chung sau:

- Hàm lượng khoáng nguyên sinh thấp, trừ thạch anh và một số khoáng vật bền khác.

- Đất giàu hydroxit Fe, Al, Ti, Mn. Tỉ lệ SiO2/ Fe2O3, SiO2/ Al2O3, SiO2/ R2O3 của các cấp hạt sét trong đất thấp, thường <2. Nhiều trường hợp đất chứa Al3+ di động.

- Trong cấp hạt sét, thường keo kaolinit chiếm ưu thế và có số lượng hydroxit Fe, Al và Ti cao.

- Phần khoáng của cấp hạt sét có dung tích hấp thu thấp. - Hạt kết tương đối bền.

- Thành phần mùn chủ yếu là axit fulvic.

* Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cường độ của quá trình feralit:

- Ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối:

- Ảnh hưởng của đá mẹ và địa hình đến quá trình feralit:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG ĐẤT VÀ VI SINH VẬT ĐẤT (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT) (Trang 72 - 74)