- Những tài sản kém mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản sử dụng không có hiệu quả và không thể
a. Xác định lợi nhuận.
2.2. Những điểm còn tồn tạ
a) Về bộ máy Marketing:
* Thiếu một bộ phận marketing chuyên trách, thiếu một hệ thống nhân sự, quản trị marketing khoa học đã làm ảnh hưởng rõ rệt tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác quản trị marketing chưa có sự phân công rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, đội ngũ làm marketing chưa được đào tạo bài bản, làm việc phân tán, phải kiêm nhiệm nhiều việc, đa phần họ vừa làm vừa học vừa tìm hiểu nên hiệu quả công việc có phần bị hạn chế.
* Do bộ máy sản xuất cồng kềnh, lại có trình độ chuyên môn, thái độ, nhận thức và kỹ năng bán hàng không đồng đều, vẫn tồn tại không ít cá nhân trông chờ, ỷ lại, thiếu ý thức trách nhiệm với công việc được giao.
b) Về cơ sở dữ liệu khách hàng: Tuy đã có hệ thống thu thập thông tin và phân tích các thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn chưa sâu, chưa đầy đủ nên các quyết định kinh doanh còn chưa kịp thời, chưa chủ động đưa ra các chương trình kế hoạch hoạt động marketing.
c) Về tổ chức thực hiện hoạt động marketing: Công tác marketing không cân đối giữa Phòng kinh doanh viễn thông - tin học và Phòng kinh doanh bưu chính, lĩnh vực viễn thông hiện nay ít được chú trọng hơn với đặc thù sau khi bóc tách, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Bưu điện Hải Phòng là bưu chính còn viễn thông đa phần các chính sách phụ thuộc vào Viễn thông Hải Phòng. Các hoạt động quảng cáo khuyến mại đều dựa trên các hoạt động marketing của Viễn thông Hải Phòng từ đó mà hiệu quả kinh doanh về viễn thông chịu ảnh hưởng rất lớn về tương lai, khả năng tồn tại và phát triển thiếu sự độc lập linh hoạt.
* Công tác marketing còn phụ thuộc vào VNPOST nhiều.
* Chính sách chăm sóc khách hàng còn dàn trải, không tập trung, phù hợp với từng đặc điểm của khách hàng mà nguyên nhân sâu xa là Bưu điện Hải Phòng chưa có một chính sách phân loại khách hàng rõ ràng, việc nhận diện khách hàng mục tiêu chưa đầy đủ, chính xác nên chưa thể xây dựng chính sách chăm sóc phù hợp.
* Nhân viên chăm sóc khách hàng ở các đơn vị cơ sở trực tiếp quản lý khách hàng lớn hoạt động kém hiệu quả do phải kiêm nhiệm nhiều việc chuyên môn khác, không chia nhỏ, phân bổ khách hàng lớn giao cho từng bộ phận hoặc cá nhân phụ trách nên việc chăm sóc khách hàng chưa được chu đáo.