V. Tài sản ngắn hạn
d. Khả năng thanh toán lãi tiền vay
2.2.5. Thực trạng khả năng sinh lờ
Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong những năm qua do phải đối mặt với những biến động khó khăn của nền kinh tế như lạm phát, suy thoái, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, đã ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời và tình hình tài chính của công ty. Để có thể đánh giá được khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012, ta đi phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
Bảng 2.8: Các chỉ số về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
(+/-) % (+/-) %LNST (Triệu LNST (Triệu
đồng) 693 466 856 -227 -32.76% 390 83.69%
Doanh thu thuần
(Triệu đồng) 36728 53920 89454 17192 46.81% 35534 65.90% TS bình quân (Triệu đồng) 55950.5 42718 35570.5 -13233 -23.65% -7147.5 -16.73% VCSH bình quân (Triệu đồng) 5553.5 5898.5 6709 345 6.21% 810.5 13.74% ROS 1.89% 0.86% 0.96% - 1.02% -53.98% 0.09% 104.65% ROA 1.24% 1.09% 2.41% - 0.15% -12.10% 1.32% 121.10% ROE 12.48% 7.90% 12.76% - 4.58% -36.70% 4.86% 61.52%
(Nguồn: BCTC của Công ty và số liệu tính toán của tác giả)
a. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Công ty ở mức rất thấp và giảm dần qua các năm. Năm 2010 là 1.89%, năm 2011 là 0.86% so với năm 2010 giảm 1.02% và năm 2012 là 0.96% tăng 0.09% so với năm 2011. So với 2.97% là ROS của ngành xây dựng thì chỉ tiêu ROS của Công ty chưa tốt. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm 227 triệu đồng, trong khi đó doanh thu thuần của Công ty tăng lên 17,192 triệu đồng. Năm 2012, ROS tăng nhưng mức tăng không đáng kể là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế mặc dù lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nhưng tốc độ tăng này còn rất thấp. Đây là một dấu hiệu chưa tốt chứng tỏ công tác quản lý chí phí của Công ty chưa hiệu quả.
b. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)
2010 là 0.15% và năm 2012 là 2,41%, tăng 1.32% so với năm 2011. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản của Công ty đưa vào sản xuất kinh doanh năm 2011 thu về được 1.09 đồng lợi nhuận sau thuế, ít hơn so với năm 2010 là 0.15 đồng và thấp hơn so với năm 2012 là 1.32 đồng. Năm 2011, ROA của Công ty giảm là do tổng tài sản bình quân và lợi nhuận sau thuế của Công ty đều giảm và tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản bình quân, mặt khác là do Công ty không tìm được các công trình mới do đó không chủ động được nguồn thu cùng với đó là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào của ngành xây dựng biến động khiến cho công ty gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí. Tỷ suất lợi nhuận của ngành năm 2012 là 2.35% cho thấy đây là dấu hiệu tốt của Công ty đối với tình hình hoạt động của mình.
Ta có: ROA = ROS * Hiệu suất sử dụng tổng TS
Bảng 2.9: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng ROA
2010 2011 2012
ROA * * *
1.24%=1.89% * 0.66 1.09%= 0.86% *1.26 2.41%= 0.96% * 2.51 (Nguồn: BCTC của Công ty và số liệu tính toán của tác giả) Qua bảng trên ta thấy:
ROA năm 2011 giảm so với năm 2010 là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm
(0.86% - 1.89%) * 0.66 = - 0.68 %
- Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng 0.86% * (1.26 – 0.66) = 0.52%
Như vậy ROA của năm 2011 giảm chủ yếu là do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm.
ROA năm 2012 tăng so với năm 2011 là do ảnh hưởng của hai nhân tố: - Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản tăng
(0.96% - 0.86%) * 1.26 = 0.13%
sản tăng
0.96% * (2.51 – 1.26) = 1.2%
ROA của năm 2012 tăng chủ yếu là do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng. Như vậy, năm 2012 doanh nghiệp có ROA cao hơn cho thấy Công ty đã quản lý tốt chi phí cũng như đạt được thành tích trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản hiện có.
c. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty biến động qua các năm. Năm 2011 là 7.90 % giảm 4.58% so với năm 2010, năm 2012 so với năm 2011 tăng 4.86%. Nói cách khác cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào sản xuất năm 2011 là 7.9 đồng, giảm 4.58 đồng so với năm 2010 và thấp hơn 4.86 đồng so với năm 2012. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty đang theo chiều hướng tăng. Để hiểu rõ hơn ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự bến động của ROE.
Bảng 2.10: Bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
2010 * * 12.48%%=1.89% * 0.67 * 10.07
2011 * * 7.90%= 0.86% *1.26 * 7.24
2012 ** 12.76%= 0.96% *2.51 * 5.30
(Nguồn: BCTC của Công ty và số liệu tính toán của tác giả) Tỷ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 là do ảnh hưởng của ba nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm (0.86% - 1.89%) * 0.67 * 10.07 = - 6.95%
- Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tăng
0.86% * (1.26 – 0.67) * 10.07 = 5.11 %
- Do hệ số nợ giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm 0.86% * 1.26 * (7.24 – 10.07) = - 3.07%
Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận doanh thu và hệ số nợ giảm làm cho ROE giảm lần lượt là 6.95% và 3.07% , mặc dù hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng làm cho
ROE tăng 5.11%. Do đó, so với năm 2010 thì ROE của năm 2011 giảm 4.91%. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng cho thấy, việc Công ty duy trì hệ số nợ thấp làm cho ROE của Công ty giảm. Hơn nữa năm 2011, công tác quản lý tài sản của Công ty đã tốt hơn nhưng việc kinh doanh của Công ty lại chưa tốt, điều này yêu cầu các nhà quản lý cần có những biện pháp để tăng lợi nhuận của Công ty.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là do ảnh hưởng của ba nhân tố:
- Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty tăng
(0.96% - 0.86%) * 1.26 * 7.24 = 0.91%
- Do hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty tăng
0.96% * (2.51 – 1.26) * 7.24 = 8.69%
- Do hệ số nợ giảm làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty giảm 0.96% * 2.51 * (5.30 – 7.24) = - 4.67%
Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ yếu là do hiệu suất sử dụng tài sản tăng 8.69% còn tỷ suất lợi nhuận doanh thu tăng không đáng kể. Như vậy, cùng với việc quản lý tốt chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các tài sản và với việc giảm hệ số nợ trong giới hạn an toàn, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty đã tăng 4.93%. Đây là thành tích đáng kể của Công ty trong năm 2012.
Biểu đồ 2.3: Hệ số khả năng sinh lời
Từ trên ta thấy, khả năng sinh lời của Công ty đã được cải thiện nhưng chênh lệch giữa ROA và ROE vẫn còn lớn. Chứng tỏ vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần
nhỏ trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Công ty chủ yếu huy động vốn trên thị trường để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy mà năng lực tài chính của Công ty chưa thật sự tốt, điều này thể hiện qua tỷ suất sinh lời của Công ty thường thấp hơn so với trung bình của ngành, hơn nữa ROS còn giảm qua các năm, trong khi ROA ở mức chưa cao.