Vòng quay khoản phải thu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và sản xuất cấu kiện constrexim (Trang 41 - 44)

V. Tài sản ngắn hạn

a. Vòng quay khoản phải thu

Qua bảng trên ta thấy rằng: vòng quay khoản phải phải thu đều tăng qua các năm. Năm 2012 vòng quay khoản phải thu tăng mạnh so với năm 2011 và 2010 đây là xu hướng tốt cho Công ty bởi lẽ: mặc dù các khoản phải thu bình quân của Công ty có xu hướng giảm qua các năm cụ thể năm 2011 so với năm 2010 giảm 5,795 triệu đồng tương đương với mức giảm 25.85%, năm 2012 giảm 3,937.5 triệu đồng tương ứng với mức giảm 23.68% song Công ty đã thực hiện tốt kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần năm 2011 tăng 17,191 triệu đồng tương ứng với mức tăng 46.80%, năm 2012 tăng 35,534 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với 65.90% đã làm cho vòng quay các khoản phải thu của Công ty năm 2012 tăng lên. Việc giảm các khoản phải thu là do công tác quản lý nợ phải thu tốt . Việc tăng vòng quay các khoản phải thu của Công ty thể hiện vốn đầu tư vào các khoản phải thu của Công ty ít hơn, tạo điều kiện cho Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 tăng 1.41 vòng so với năm 2010, năm 2012 tăng 2.04 vòng so với năm 2011.

Việc tăng vòng quay HTK, một mặt là do giá vốn hàng bán tăng, mặt khác hàng tồn kho bình quân của Công ty năm 2011 giảm và năm 2012 tăng nhẹ nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán tăng chủ yếu do Công ty tăng được sản phẩm bán ra, trong khi đó giá cả đầu vào biến động giảm đi. Như vậy, với tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của Công ty qua ba năm nhanh hơn cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty năm 2012 và 2011 tốt hơn so với năm 2010.

Từ trên ta thấy, cả vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu đang có xu hướng tăng, mặc dù quy mô của doanh nghiệp giảm xuống, cho thấy năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn của Công ty đã tăng lên.

2.2.3.2. Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Năng lực hoạt động của tài sản là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khả năng bền vững về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 2.5 : Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn và tổng tài năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

(+/-) % (+/-) %Doanh thu thuần Doanh thu thuần

(Triệu đồng) 36729 53920 89454 17191 46.80% 35534 65.90% TSCĐ bình quân

(Triệu đồng) 4934.5 4119 2611.5 -815.5 -16.53% -1507.5 -36.60% Hiệu suất sử dụng

TSCĐ 7.44 13.09 34.25 5.65 75.87% 21.16 161.67%

Doanh thu và thu nhập khác (Triệu đồng) 37698 54427 89791 16729 44.38% 35364 64.98% Tổng TS bình quân ( Triệu đồng) 55950.5 42718 35570.5 -13232.5 -23.65% -7147.5 -16.73% Hiệu suất sử dụng tổng TS 0.67 1.27 2.52 0.60 89.10% 1.25 98.13%

(Nguồn: BCTC của Công ty và số liệu tính toán của tác giả) Hiệu suất sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng tổng tài sản là hai tỷ số dùng

để đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản của doanh nghiệp.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng qua các năm. Năm 2010 là 7.44 tăng lên 5.65 vào năm 2011 và đến năm 2012 là 34.25 tăng 21.16 so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của tài sản cố định bình quân giảm mạnh trong khi đó doanh thu thuần của Công ty tăng. Mấy năm qua, mặc dù Công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị và tài sản cố định khác, tuy nhiên Công ty đã tiến hành nhượng bán, thanh lý một lượng lớn giá trị tài sản cố định và giá trị này lớn hơn giá trị tài sản cố định đầu tư thêm, nên tổng giá trị TSCĐ giảm. Hiệu suất sử dụng tải sản tăng là một dấu hiệu tốt, có nghĩa là doanh thu thuần của Công ty được tạo ra cần ít đồng vốn tài sản cố định hơn. Tuy nhiên đối với trường hợp này, Công ty cần đầu tư thêm nhiều TSCĐ, máy móc thiết bị hiện đại để có thể tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty cũng tăng dần qua các năm từ 0.67 năm 2010, 1,27 năm 2011 tăng lên tới 2.52 năm 2012. Hệ số này có xu hướng tăng là do tổng tài sản bình quân qua các năm của Công ty giảm ( năm 2011 giảm 23.65% so với năm 2010, năm 2012 giảm 16.73% so với năm 2012) trong khi đó doanh thu và thu nhập khác của Công ty tăng từ năm 2010 đến năm 2012.

2.2.4. Thực trạng khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán phản ánh năng lực về tài chính của doanh nghiệp, hệ số này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong những năm qua, Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất cấu kiện Constrexim luôn trú trọng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao khả năng thanh toán để đảm bảo an toàn trong kinh doanh cũng như giữ uy tín đối với nhà cung cấp, nhà đầu tư…Tuy vậy khả năng thanh toán của Công ty thực sự chưa tốt.

2.2.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Bảng 2.6 : Hệ số khả năng thanh toán năm 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/1010 2012/2011 (+/-) (%) (+/-) (%) Nợ ngắn hạn (Triệu đồng) 48252 21091 34182 -27161 -56.29% 13091 62.07% Tài sản ngắn hạn (Triệu đồng) 50792 24023 39920 -26769 -52.70% 15897 66.17% Tiền, tương đương

tiền + ĐTTCNH +Phải thu (Triệu đồng)

24150 10441 16913 -13709 -56.77% 6472 61.99%

Tiền, tương đương tiền + ĐTTCNH (Triệu đồng) 659 680 1318 21 3.19% 638 93.82% Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1.05 1.14 1.17 0.09 8.21% 0.03 2.53% Hệ số khả năng

thanh toán nhanh tương đối

0.50 0.50 0.49 0.00 0.00% 0.00 -0.05%Hệ số khả năng Hệ số khả năng

thanh toán nhanh tức thì

0.01 0.03 0.04 0.02 136.07% 0.01 19.59%

(Nguồn: BCTC của Công ty và số liệu tính toán của tác giả)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và sản xuất cấu kiện constrexim (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w