Tăng cường công tác quản lý chi phí.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và sản xuất cấu kiện constrexim (Trang 67 - 70)

V. Tài sản ngắn hạn

17 Lao động phổ thông

3.2.2.2. Tăng cường công tác quản lý chi phí.

Công ty phải hạ giá thành dự thầu thấp hơn giá trị dự toán của công trình điều này đặt ra vấn đề rất cấp bách và cần thiết là Công ty phải tăng cường quản lý chi phí. Trong những năm qua việc quản lý chi phí của Công ty chưa thực sự là tốt do đó, để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh thì Công ty cần phải quản trị tốt các khoản mục chi phí sau:

Đối với chi phí nguyên vật liệu

Đặc điểm của sản phẩm ngành xây dựng là chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, do đó thành phần và kết cấu chi phí sản xuất của Công ty không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn xây dựng công trình. Từ thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân làm chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao là do chi phí nguyên vật liệu cao, những chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, bởi vậy muốn quản lý tốt chi phí này Công ty cần phải bắt đầu quản lý chi phí nguyên vật liệu. Công ty cần thực hiện đúng định mức tiêu hao cho từng khoản và tìm các biện pháp để giảm định mức đó, phải xác định chính xác nhu cầu nguyên vật liệu cho từng công trình và từng giai đoạn cụ thể. Trên cơ sở đó lập kế hoạch cung ứng vật tư và vốn cho phù hợp. Công ty cần tránh tình trạng xác định nhu cầu nguyên vật liệu một cách chung chung gây ra việc thiếu nguyên vật liệu ở công trình này nhưng lại thừa ở công trình khác gây lãng phí. Ngoài ra Công ty cũng nên thường xuyên tìm kiếm nguồn cung cấp đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, chi phí vận chuyển thấp, chính sách thanh toán có lợi cho doanh nghiệp nhằm giảm chi phí phát sinh như chi phí lưu kho, chi phí trông coi, bảo quản. Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu cần tiến hành giao sử dụng theo định mức là gắn trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu cho từng tổ, đội sản xuất, theo từng công trình cụ thể để tránh mất mát, hao hụt. Đặc biệt trong điều kiện khó khăn hiện nay thì công ty càng cần phải quản lý tốt chi phí này.

Chi phí nhân công

Số lượng lao động hiện tại của Công ty trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tương đối lớn. Do đó, Công ty cần phân biệt chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân công gián tiếp và để có chính sách tiền lương phù hợp, Công ty cũng cần

phải phân biệt từng loại chi phí nhân công trực tiếp và gián tiếp. Công ty cũng nên thay đổi phương thức trả lương từ việc tính lương theo thời gian làm việc sang tính lương theo chất lượng và khối lượng công trình. Cùng với việc đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ thì Công ty cần thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động đảm bảo cho người lao động có đủ kiến thức về thi công xây lắp, giúp hoàn thành yêu cầu về mặt kỹ thuật trong xây dựng, tránh thiệt hại về tài sản và con người.

Chi phí nhân công là chi phí trực tiếp của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do đặc thù thi công từng công trình nên chi phí này lại không ổn định mà thay đổi theo từng giai đoạn, từng công trình. Nên Công ty cần tìm hiểu sự thay đổi nhu cầu lao động trong từng hạng mục công trình để có biện pháp bố trí lao động cho phù hợp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất nhưng nó lại không thể thiếu trong doanh nghiệp. Chi phí này có vai trò quan trọng trong việc điều hành, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thi công được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí quản lý hành chính, chi phí phục vụ nhân công, chi phí thi công, chi phí tiếp khách…

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng, xây dựng cơ bản đình đốn do cắt giảm đầu tư công, lãi suất vốn vay mặc dù được được điều chỉnh xong vẫn ở mức cao đã gây khó khăn cho Công ty trong việc tăng lợi nhuận. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là một con số cố định, dù công ty làm ăn được hay không thì hằng năm Công ty vẫn phải chi cho khoản này. Thực trạng lợi nhuận của Công ty trong những năm qua không cao mà chi phí này lại không cắt giảm được, mặt khác Công ty chỉ có thể cắt giảm khoản chi phí này trong trường hợp thu hẹp quy mô sản xuất. Như vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành, nên để quản lý tốt chi phí này thông thường không xác định định mức tiêu hao mà chỉ xây dựng chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên mua sắm, cải tiến trang thiết bị quản lý khi thực sự cần thiết, tránh lãng

phí cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần xây lắp và sản xuất cấu kiện constrexim (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w