Thống kê suy lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại cần thơ (Trang 66 - 67)

So sánh ngang

Kiểm định bằng T–test để xác định sự khác biệt nếu có giữa các đặc điểm nghiên cứu của:

Nam và nữ Việt Nam ở từng thời điểm 12 tuổi, 13 tuổi, 14 tuổi, 15 tuổi. Giải quyết H x0: 1x2 0 (không có sự khác biệt giữa hai nhóm so sánh) Kiểm định T–test 1 2 2 2 1 2 1 2 x x t sd sd n n   

Với x1: Giá trị trung bình của nhóm I. n1: số lượng mẫu nhóm I 2

x : Giá trị trung bình của nhóm II. n2: số lượng mẫu nhóm II. Từ giá trị t, xác định được p.

t > 1,960 p < 0,05 * t > 2,576 p < 0,01 ** t > 3,291 p < 0,001 ***

Nếu p > 0,05: Chấp nhận giả thuyết H0, sai biệt không có ý nghĩa. Nếu p < 0,05: Loại bỏ giả thuyết H0, sai biệt có ý nghĩa.

So sánh dọc

Đánh giá sự thay đổi các tham số đo lường của trẻ ở các độ tuổi khác nhau bằng phân tích kiểm định ANOVA tái đo lường (Repeated Measure Analysis of Variance) – hiệu chỉnh theo Greenhouse - Geisser nhằm xác định sự khác biệt tăng trưởng nếu có giữa thời điểm 12, 13, 14, 15 tuổi, T–test bắt cặp trong đo lường một yếu tố có lặp [8].

Vẽ đường tăng trưởng

Các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của những số đo vùng đầu mặt và cung răng được nhập vào phần mềm Excell, từ đó vẽ đường tăng trưởng theo tuổi riêng cho nam và nữ, từ 12 đến 15 tuổi.

Đánh giá tương quan tăng trưởng

Phân tích tương quan là khảo sát khuynh hướng và mức độ của sự liên quan giữa hai hay nhiều đặc điểm nghiên cứu. Hệ số thường dùng nhất để đánh giá mức độ liên quan là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r), được ước tính theo công thức:

2 2 1 n t r r   

Từ hệ số r, mối tương quan được đánh giá như sau: r = 0,3 – 0,5: tương quan ở mức trung bình.

r = 0,5 đến dưới 0,7: tương quan ở mức tương đối cao. r = 0,7 đến dưới 0,9: tương quan ở mức cao.

r > = 0,9: tương quan ở mức rất cao. [6]

2 2 xy R x y    x: Trung bình của số đo lần 1.

y: Trung bình của số đo lần 2.

Hệ số tương quan Pearson cũng được sử dụng để đánh giá độ kiên định của người đo. Từ đó ngẫu nhiên, chúng tôi rút ra ngẫu nhiên 40 phim. Sau đó, chính người “đo các kích thước” đo lại tất cả các kích thước đã đo (phương pháp kiểm – tái kiểm). Đối với mỗi đặc điểm đo đạc, chúng tôi tính hệ số tương quan giữa hai lần đo. Nếu r >= 0,7 có nghĩa là người đo có độ kiên định trong đo đạc cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại cần thơ (Trang 66 - 67)