Xương hàm trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại cần thơ (Trang 130 - 132)

4.2.4.1. Góc mặt phẳng khẩu cái (ANS–PNS/Frankfort)

Góc mặt phẳng khẩu cái chung cả hai giới có giá trị là –4,62 ± 3,390 (12 tuổi) –3,97 ± 3,450 (13 tuổi), –4,41 ± 3,370 (14 tuổi), –4,75 ± 3,760 (15 tuổi). Góc mặt phẳng khẩu cái hầu như không thay đổi (p > 0,05) (Bảng 3.7, Biểu đồ 3.11).

Giá trị âm của góc mặt phẳng khẩu cái thể hiện mặt phẳng này nằm về phía dưới so với mặt phẳng Frankfort. Góc giữa mặt phẳng khẩu cái và mặt phẳng Frankfort giảm với 0,7240 ở nam và 0,1280 chung cho cả hai giới tuy nhiên không có ý nghĩa (Bảng 3.7). Điều này chứng tỏ mặt phẳng khẩu cái giảm độ nghiêng so với mặt phẳng Frankfort, xoay lên trên và ngày càng song song với mặt phẳng Frankfort hơn. Có thể sự đắp xương ở lồi củ xương hàm trên, góp phần làm thay đổi vị trí của điểm gai mũi sau (PNS) ra sau và xuống dưới, làm mặt phẳng khẩu cái thay đổi độ nghiêng.

Tương tự kết quả nghiên cứu của Ricketts [103] trên người Âu, mặt phẳng khẩu cái thay đổi không có ý nghĩa về độ nghiêng và tăng trưởng tịnh tiến xuống dưới theo hướng song song với vị trí ban đầu.

Quan điểm khác của Fudalej P. và cs (2007) [55], [54] cho rằng quá trình mọc răng cửa hàm trên có liên quan đến mp khẩu cái, góc độ xoay của trục răng cửa có thể ảnh hưởng đến kết quả mọc răng cửa/mp khẩu cái .

Kết quả chúng tôi tương tự nghiên cứu của Chang H. P. và cs (1993) [35] cho rằng nền sọ trước và mặt phẳng khẩu cái, mặt phẳng Frankfort/mặt phẳng khẩu cái vẫn tương đối ổn định từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Sự ổn định tương đối của khẩu cái liên quan góc của nó với các nền sọ trước là phù hợp với phát hiện của Brodie (1941) ghi nhận từ một nghiên cứu theo chiều dọc.

Tương tự với kết quả của Ochoa B. K. và cs (2004) [88] theo dõi từ 6 đến 20 năm cho rằng có gia tăng đáng kể trong chuyển động thẳng đứng của các điểm ANS, PNS ở độ tuổi từ 6 – 8, 8 – 10 và 10 – 12 với sự ổn định sau tuổi 14, làm cho mặt phẳng khẩu cái xuống đáng kể so với mặt phẳng nằm ngang.

4.2.4.2. Độ nhô hàm trên so với nền sọ (Góc Ba–N–A)

Độ nhô của hàm trên so với nền sọ ở giai đoạn 12 – 13 tuổi giảm không có ý nghĩa. Giai đoạn 13 – 14 tuổi độ nhô của hàm trên so với nền sọ tăng nhưng giai đoạn 14 – 15 tuổi độ nhô của hàm trên so với nền sọ lại giảm không có ý nghĩa (Bảng 3.7, Biểu đồ 3.12).

Điều này chứng tỏ tương quan của xương hàm trên với nền sọ được duy trì tương đối ổn định. Điều này còn cho thấy điểm A và Nasion di chuyển ra trước so với Cc (tâm của sọ) với một tốc độ như nhau. Nền sọ tiếp tục tăng trưởng ra trước do sự hình thành xoang trán và sự bồi đắp xương ở mặt ngoài xương trán. Đồng thời khối xương hàm trên cũng di chuyển ra trước một phần do sự tăng trưởng của chính bản thân các xương thành phần và mặt khác nhờ sự tăng trưởng ở các đường khớp trán – mũi, gò má – hàm trên, gò má – thái dương và chân bướm – khẩu cái, kết hợp bồi đắp xương ở phía sau lồi củ. Do đó, vị trí của khối xương hàm trên thay đổi không có ý nghĩa so với nền sọ.

Ricketts đánh giá tương quan của khối xương hàm trên so với nền sọ bằng góc Ba–N–A, nhiều tác giả khác sử dụng góc S–N–A để mô tả tương quan này [19]. Hai số đo góc độ này tuy khác nhau về mặt phẳng tham chiếu BaN và SN, nhưng có cùng ý nghĩa mô tả tương quan giữa xương hàm trên và nền sọ. Các nghiên cứu về góc S–N–A hầu như đểu khẳng định rằng góc này thay đổi rất ít theo tuổi: Nanda [84], [85] ghi nhận góc này tăng ít hơn 10 trong 12 năm, Ochoa B. K. và cs [88] cho rằng góc SNA không thay đổi đáng kể theo tuổi từ 6 đến 20 năm. Kerr J. S. (1979) [68] cũng cho rằng góc SNA không thay đổi đáng kể theo tuổi từ 5 đến 15 năm.

Chang H. P .và cs (1993) [35] nghiên cứu theo chiều dọc cho rằng mối quan hệ của hàm trên và cấu trúc khuôn mặt thể hiện bởi góc độ SNA và khoảng cách từ điểm A vuông góc Nasion tương đối ổn định trong quá trình tăng trưởng.

4.2.4.3. Vị trí răng 6 hàm trên so với mặt phẳng chân bướm (6┴ PtV)

Vị trí R6HT so với mặt phẳng chân bướm đều không có sự khác biệt (p > 0,05) tăng 0,62mm chung cả hai giới từ 12 – 15 tuổi (Bảng 3.8, Biểu đồ 3.14).

Nghiên cứu của Chvatal B. A. và cs (2005)[38] cho rằng sự phát triển của cằm có tương quan thuận với sự thay đổi trong vị trí của răng hàm, trái ngược với các răng cửa, các răng hàm di xa 0,89mm như kích thước của cằm tăng trong tăng trưởng khả năng di chuyển xa ít của răng hàm (đặc biệt là khi so sánh với các răng cửa) bị ảnh hưởng và mất nhiều thời gian. Theo Ricketts [102] khoảng cách trực tiếp từ phía xa của R6HT đến PtV mô tả vị trí răng hàm. Quan sát vào thập niên 1950, Ricketts đề nghị rằng R6HT lý tưởng mọc bằng số tuổi năm sinh tính bằng mm cộng với 3 (ví dụ tuổi 8 + 3mm = 11mm). Nó vẫn duy trì tương quan này cho đến khi tăng trưởng ngừng lại bởi vì cung răng di chuyển về phía trước 1,0mm mỗi năm.

Kim Y. E (2002) [71] cho rằng khi hàm trên phát triển nhiều hơn hàm dưới thì răng dưới có khuynh hướng di gần nhiều hơn răng trên và khớp cắn có khuynh hướng xoay để bù trừ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại cần thơ (Trang 130 - 132)