Kể từ nghiên cứu về các mối liên quan của các đặc điểm sọ mặt của Solow (dẫn nguồn [3]) được thực hiện, sự tương quan về hình thái và tăng trưởng được chú ý rộng rãi và hình thành một số phương pháp nghiên cứu sự phối hợp trong tăng trưởng cũng như tiên đoán sự tăng trưởng của các kích thước sọ – mặt – răng.
Qua kết quả về sự tương quan giữa các đặc điểm khảo sát trong nghiên cứu, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: đa số các đặc điểm có mối tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc điểm thể hiện mối tương quan giữa xương và xương hoặc giữa răng và răng. Bên cạnh đó, cũng có một số mối tương quan đáng lưu ý trong giai đoạn tăng trưởng:
Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/PtV = 0,68 (14 tuổi) (Bảng 3.22). Chiều dài nền sọ sau, số đo này bao hàm lồi cầu và tương quan khớp hoặc là vị trí lồi cầu đối với hõm khớp, khoảng cách từ Po/PtV đánh giá sự tăng trưởng của đầu lồi cầu và sự thay đổi của điểm mốc vào XHD. Khi chiều dài nền sọ sau tăng thì khoảng cách từ Po/PtV tăng và ngược lại nghĩa là khi chiều dài nền sọ sau tăng thì khoảng cách từ Po đến mặt phẳng PtV cũng tăng và ngược lại (mối tương quan thuận chiều). Ricketts lấy khoảng cách từ điểm sau nhất của lồi cầu đến mặt phẳng chân bướm làm chiều dài nền sọ sau, do sự đắp xương ở bờ sau cành lên, xương hàm dưới tăng trưởng ra sau và mang theo lồi cầu, làm tăng khoảng cách từ lồi cầu và mặt phẳng chân bướm, đồng thời kéo theo sự di chuyển ra sau của lỗ ống tai ngoài (Biểu đồ 1, phần Phụ lục 3).
Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước và chiều trước sau xương hàm trên, xương hàm dưới và chiều cao các tầng mặt trước: chiều dài nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới r = 0,61 (12 tuổi) (Bảng 3.20).
Chiều dài nền sọ trước có tương quan thuận khá chặt với chiều trước sau của xương hàm trên và xương hàm dưới. Điều này có nghĩa khi nền sọ trước tăng kích thước, xương hàm trên và xương hàm dưới cũng dài thêm. Mức độ tăng trưởng của nền sọ sẽ tăng trưởng tương đương mức độ tăng trưởng của khối mặt. Nền sọ trước tăng trưởng thêm 2,13 mm từ 12 đến 15 tuổi trong khi chiều dài tương đốì xương hàm dưới tăng thêm 2,73 mm từ 12 – 15 tuổi. Điều này hợp lý với sự tăng trưởng chung của khối sọ mặt. Trong độ tuổi này chiều dài nền sọ trước tăng kích thước chủ yếu nhờ vào sự hình thành xoang trán và sự đắp xương ở mặt ngoài xương trán, đẩy điểm Nasion về phía trước ra xa điểm Cc, cùng lúc đó có sự tiêu xương ở bờ trước đi kèm với sự đắp xương ở
bờ sau cành lên xương hàm dưới làm tăng chiều dài của cành ngang xương hàm dưới (Biểu đồ 2, phần Phụ lục 2).
Có mối tương quan nghịch giữa góc trục mặt (Cc–Gn/Ba–N) và chiều cao mặt toàn bộ (Xi–Pm/Ba–N) với r = – 0,71 (15 tuổi) (Bảng 3.23): do hai góc này có chung cạnh tham chiếu là Ba–N nhưng hai cạnh còn lại hợp với nhau thành một góc nhọn vì vậy khi góc trục mặt tăng thì chiều cao mặt toàn bộ sẽ giảm nghĩa là khi cằm phát triển nhô về phía trước thì cá thể đó thuộc loại mặt ngắn hay trung bình, ngược lại góc trục mặt nhỏ gợi ý sự lùi về sau của cằm thì cá thể đó có thể thuộc loại mặt dài (Biểu đồ 3, phần Phụ lục 2).
Giữa chiều cao mặt dưới và chiều cao mặt toàn bộ cũng có hệ số tương quan cao r = 0,76 (13 tuổi), chiều cao mặt dưới thể hiện tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới có chung đường thẳng tham chiếu với chiều cao mặt toàn bộ (Xi –Pm) nên giá trị này tăng thì giá trị kia cũng tăng và ngược lại (Biểu đồ 4, phần Phụ lục 2).
Mối tương quan giữa vị trí răng cửa dưới và khoảng cách của môi dưới so với đường thẩm mỹ (r = 0,58) (12 tuổi) (Bảng 3.20) nghĩa là khi răng cửa dưới ở vị trí ra trước thì môi dưới nhô ra trước làm ảnh hưởng đến nét mặt nhìn nghiêng của đối tượng đó. Tương tự , Rains M. D. (1982) [96] cho rằng độ nhô của mô mềm vùng cằm có tương quan cao với độ nhô cằm mô cứng (r = 1).
Do đó, khi có quyết định điều trị cần xét mối tương quan giữa các đặc điểm để đạt được sự hài hòa về cả mặt chức năng lẫn thẩm mỹ.
Như vậy, khối mặt tăng trưởng cả theo chiều đứng và chiều trước sau cùng với sự tăng trưởng của nền sọ. Chính nhờ sự tăng trưởng theo chiều trước sau và chiều đứng của khối mặt mà hướng tăng trưởng của khối mặt nhìn chung hình thể dạng mặt hầu như ít bị thay đổi trong quá trình tăng trưởng.
Tóm lại, một khuôn mặt hài hòa chấp nhận được là kết quả của sự bù trừ lẫn nhau giữa các thành phần xương và xương, răng và răng cũng như giữa xương mặt và răng, các thành phần này luôn tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình phát triển của chủ thể, cùng nhau tạo nên một hệ thống
nhai đặc trưng và nét thẩm mỹ riêng biệt của từng người.
Ý nghĩa ứng dụng của công trình
Với phương pháp phân tích và so sánh dọc trên một cỡ mẫu tương đối lớn và đồng đều giữa nam và nữ, một loạt các đặc điểm hình thái trên phim tia X đã được xác lập ở trẻ em Việt Nam ở độ tuổi dậy thì theo phân tích Ricketts. Nghiên cứu đã khai thác được thế mạnh của việc theo dõi dọc bằng cách kết hợp cả phương pháp đo đạc các thông số trên phim ở bốn độ tuổi 12, 13, 14 và 15 tuổi và đánh giá được khả năng tiên đoán của phân tích Ricketts.
Nghiên cứu đặc điểm sọ mặt theo phân tích Ricketts bước đầu tạo nên hệ thống dữ liệu làm cơ sở cho việc tiên đoán tăng trưởng sau này. Ricketts đã xây dựng một phương pháp tiên đoán tăng trưởng cho phép phác thảo hình dạng và kích thước sọ mặt ở tương lai. Công trình đã nêu lên được những đặc điểm hình thái, các quy luật phát triển của hệ thống sọ mặt trong giai đoạn từ 12 – 15 tuổi. Đây là những số liệu cơ bản, lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy hướng tăng trưởng cấu trúc sọ mặt- răng hầu như ít thay đổi trong giai đoạn 12 – 15 tuổi. Vì vậy, những điều trị tác động lên khối hàm mặt làm thay đổi hướng tăng trưởng sẽ có khuynh hướng không ổn định sau điều trị.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu dọc được thực hiện bằng cách đo đạc trên 420 phim sọ nghiêng của 105 trẻ em Việt Nam (50 nam, 55 nữ) ở bốn độ tuổi 12, 13, 14 và 15 tuổi. Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1. Mẫu tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts:
- Hình thái sọ mặt ở nam và nữ.
Sự tăng trưởng của phức hợp sọ mặt ở giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi diễn ra mạnh. Nam và nữ có cùng hướng tăng trưởng, nhưng khác nhau về mức độ tăng trưởng.
Hầu hết các số đo về kích thước ở từng lứa tuổi của nam lớn hơn nữ theo từng thời điểm (p < 0,05): chiều dài nền sọ sau, khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm, chiều dài cành ngang xương hàm dưới, độ nhô của môi dưới.
- Tăng trưởng sọ mặt từ 12 đến 15 tuổi theo phân tích Ricketts.
Các số đo chiều dài nền sọ trước đều tăng tịnh tiến ở nữ, ở nam tăng từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa (p < 0,05); chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 2,13mm, ở nam chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 3,19mm, ở nữ chiều dài nền sọ trước từ 12 – 15 tuổi tăng 1,17mm.
Các số đo chiều dài nền sọ sau đều tăng tịnh tiến ở nam, nữ và chung hai giới, từ 12 – 15 tuổi có khuynh hướng tăng đều có ý nghĩa thống kê.
Khoảng cách từ khớp thái dương hàm đến mặt phẳng chân bướm ở trẻ 12 – 15 tuổi tăng có có ý nghĩa thống kê (p = 0,001).
Hướng tăng trưởng chung của mặt tương đối ổn định theo hướng xuống dưới và ra trước do góc trục mặt thay đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ở trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, không có sự khác biệt số đo liên quan chiều cao mặt dưới theo tuổi (p > 0,05).
Xương hàm trên duy trì tương quan với nền sọ và với xương hàm dưới tương đối ổn định góc Ba–N–A không đổi.
+ Độ lồi mặt thay đổi trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi có sự khác biệt không ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
+ Mức độ thay đổi góc cành lên do tăng trưởng diễn ra ở giai đoạn từ 12 đến 15 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
+ Các răng cửa ngày càng nhô ra trước, giai đoạn 12 – 15 tuổi độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). + Giai đoạn 12 – 15 tuổi, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E giảm cả hai giới không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
2. So sánh và đánh giá mối tương quan giữa giá trị tiên đoán và thực tế theo theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM .
- Phương pháp tiên đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V- Ceph 6.0 TM về tốc độ tăng trưởng áp dụng cho trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ cho thấy mối tương quan thống kê cao hơn đáng kể giữa các phép đo tiên đoán và thực tế trong các đặc điểm xương và cấu trúc răng.
Để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nữ, phương pháp tiên đoán tăng trưởng đã cho thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9: độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,845), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,817), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,818), góc răng cửa (r = 0,813). Tương quan ở mức tương đối cao: r = 0,5 đến dưới 0,7, chiều dài cành ngang xương hàm dưới (r = 0,646), chiều dài môi trên (r = 0,625), chiều dài nền sọ sau (r = 0,620), góc mặt (r = 0,601), khoảng cách từ Porion đến PtV (r = 0,543), độ cắn phủ (r = 0,508). Tương quan ở mức trung bình: r = 0,3 đến 0,5: Góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,479), độ nhô của hàm trên so với nền sọ (r = 0,325), góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,324).
Để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam, phương pháp tiên đoán tăng trưởng đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9: góc răng cửa (r = 0,847), độ nhô răng cửa hàm dưới (r =
0,837), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,827), góc cung hàm dưới (r = 0,701), nhô môi trên/đường E (r = 0,711). Có một mức độ tương quan r = 0,5 đến dưới 0,7, tương quan ở mức tương đối cao để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam: độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,688), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,645), vị trí răng 6 hàm trên so với mặt phẳng chân bướm (r = 0,565). tiên đoán kém trong chiều dài môi trên (r = 0,206).
- Tương quan giữa các đặc điểm nghiên cứu:
Đa số các đặc điểm có mối tương quan chặt chẽ với nhau đó là các đặc điểm thể hiện mối tương quan giữa xương và xương hoặc giữa răng và răng.
Chiều dài nền sọ trước – chiều dài cành ngang xương hàm dưới r = 0,61 (12 tuổi).
Chiều dài nền sọ sau – khoảng cách từ Po/Ptv = 0,68 (14 tuổi).
Độ nhô răng cửa hàm dưới – góc răng cửa (r = – 0,76) (13 tuổi).
KIẾN NGHỊ
Do giới hạn về thời gian, chúng tôi không thể tiếp tục theo dõi sự thay đổi và phát triển của cấu trúc sọ – mặt – răng sau tuổi dậy thì. Do đó, từ những vấn đề ghi nhận được sau quá trình nghiên cứu chúng tôi có những đề xuất sau:
1. Cần tiếp tục theo dõi các cá thể sau tuổi dậy thì để đánh giá toàn diện hơn về sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt- răng của người Việt nhằm làm phong phú hơn nguồn tài liệu tham khảo vốn dĩ còn rất hạn chế trong vấn đề này.
2. Quy mô của nghiên cứu cần mở rộng hơn về cỡ mẫu, địa dư… để giúp hạn chế những nhược điểm đặc thù của mẫu nghiên cứu được chọn trên vùng miền. Từ đó, góp phần nâng cao tính phổ quát và suy rộng của đề tài.
CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Lê Nguyên Lâm, Trần Thị Quỳnh Như (2014), “Phân tích Ricketts ở trẻ 15 tuổi tại Trường Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ”, Y học thực hành – số 5 (917), tr.131–134.
2. Lê Nguyên Lâm, Nguyễn Bắc Hùng (2014), “Sự tăng trưởng của xương hàm dưới ở trẻ từ 12 – 15 tuổi theo phân tích Ricketts” Y học thực hành – số 6 (923), tr.67–71.
3. Lê Nguyên Lâm, Tôn Mỹ Ngọc, Nguyễn Ngọc Thanh Tâm (2014), “Khảo sát độ nhô môi và đặc điểm nền sọ trước ở trẻ 15 tuổi theo phân tích Ricketts, Holdaway tại Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo, Thành phố Cần Thơ”. Y học thực hành – số 7 (925), tr.120–124.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Lê Đức Lánh, Hoàng Tử Hùng (2002), Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đỗ Thị Thu Loan, Mai Đình Hưng (2008), “Chỉ số sọ mặt chiều trước sau trên phim cephalometric ở nhóm người Việt Nam lứa tuổi 18 – 19”. Tạp chí nghiên cứu khoa học, 54(2), tr.78-81.
3. Trần Thúy Nga, Hoàng Tử Hùng (2000), Sự tăng trưởng phức hợp sọ mặt răng ở trẻ em từ 3 đến 5 tuổi (Nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng), Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Võ Trương Như Ngọc, Nguyễn Thị Thu Phương, Trịnh Thị Thái Hà, Trương Mạnh Nguyên (2013), “Nghiên cứu đặc điểm kết cấu sọ mặt và khuôn mặt hài hòa trên ảnh chuẩn hóa kỹ thuật số ở một nhóm sinh viên tuổi 18 – 25”, Y học thực hành, 867(4), tr. 32-35.
5. Lê Võ Yến Nhi (2009), Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Nội Trú Bệnh Viện, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Tuyết Oanh (2011), Sự tăng trưởng của xương hàm dưới (Nghiên cứu trên phim sọ nghiêng ở trẻ em từ 4 đến 12 tuổi), Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Thu Phương, Võ Trương Như Ngọc, Trần Thị Phương Thảo (2013), “Nhận xét một số đặc điểm hình thái mô mềm khuôn mặt trên phim sọ nghiêng từ xa ở một nhóm sinh viên có khớp cắn Angle loại I”, Y học thực hành, 874(6), tr.147-150.
8. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), Thiết kế nghiên cứu và thống kê y học, Nhà xuất bản Y học.
9. Đống Khắc Thẩm (2004), Bài giảng chỉnh hình răng mặt – Kiến thức điều trị và dự phòng, Nhà xuất bản Y học, tr. 23 – 35.
10. Đống Khắc Thẩm (2010), Nghiên cứu dọc trên phim sọ nghiêng ở trẻ từ 3 – 13 tuổi về mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ mặt trong quá trình tăng trưởng, Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
TIẾNG ANH
11. Ajayi E. O.(2005 ), “Cephalometric norms of Nigerian children”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 128(5), pp. 653–656.
12. Al–Azemi R., Artun J. (2012), “Postero-anterior cephalometric norms for an adolescent Kuwaiti population”, Eur J Ortho, 34(3), pp. 312–317.
13. Alcalde R. E., Jinno T., Orsini M. G., Sasaki A.(2000), “Soft tissue cephalometric norms in Japanese adults”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, 118(1), pp. 84–89.
14.Arat Z. M., Türkkahraman H., English J. D., Gallerano R. L., Boley J. C. (2010), “Longitudinal growth changes of the cranial base from puberty to adulthood”, Angle Orthod, 80(4), pp. 537–544.
15. Arboleda C., Buschang P. H., Camacho J. A., Botero P., Roldan S. (2011), “A mixed longitudinal anthropometric study of craniofacial growth of Colombian mestizos 6 –17 years of age”, Eur J Orthod, 33(4), pp. 441–449. 16.Athanasiou A. E. ( 1995), Orthodontic Cephalometry , Mosby-Wolfe, pp. 273-274. 17.Baccetti T., Franchi L., Mc Namara J. A. Jr. (2011), “Longitudinal growth
changes in subjects with deepbite”, Am J Orthod Dentofacial Orthop,