Bàn luận về giá trị tiên đoán và thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại cần thơ (Trang 138 - 144)

Đánh giá tăng trưởng sọ mặt là yếu tố tiềm năng cho thành công hay thất bại của chỉnh hình răng mặt. Khả năng tiên đoán tăng trưởng sẽ cải thiện thực

sự cho việc thiết lập kế hoạch điều trị đặc biệt là giai đoạn đầu điều trị. Chúng ta không thể biết vị trí của từng răng nếu chúng ta không biết vị trí của xương nền trong suốt quá trình điều trị. tiên đoán tăng trưởng sớm thường dựa trên sự thay đổi của kích thước sọ mặt chẳng hạn như: góc xương hàm dưới, góc mặt phẳng khớp cắn, trục mặt…

Trong một nghiên cứu hơn 6 năm, Ricketts [104] báo cáo đánh giá tiên đoán mục tiêu điều trị (VTO), ông chứng minh sự tăng trưởng và thay đổi của hàm dưới đã được tiên đoán đúng 52 trong tổng số 55 bệnh nhân, một tỷ lệ chính xác 96%, cho tiên đoán sự phát triển của hàm dưới.

Mục đích của nghiên cứu này là để xác định xem tiên đoán tăng trưởng dọc theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM có thể tiên đoán số lượng và hướng của sự phát triển trong tương lai sọ mặt ở trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ giai đoạn phát triển từ 12 – 15 tuổi. Nếu quá trình này đánh giá tăng trưởng chính xác, nó có thể được sử dụng như một phần của việc tiên đoán đánh giá chẩn đoán của trẻ em, để lập kế hoạch điều trị chỉnh hình răng.

4.3.1. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” ở nữ.

Trong nghiên cứu hệ số Pearson tương quan đã được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” ở nữ. Các hệ số tương quan của phương pháp tiên đoán tăng trưởng dọc theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9 để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nữ: Độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,845), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,817), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,818), góc răng cửa (r = 0,813), chiều cao mặt dưới (r = 0,810), độ lồi mặt (r = 0,804), độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên (r = 0,793), độ nhô môi trên/đường E (r = 0,786), chiều cao mặt phía sau (r = 0,776), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,773).

Tương quan ở mức tương đối cao: r = 0,5 đến dưới 0,7.

(r = 0,646), chiều dài môi trên (r = 0,625), chiều dài nền sọ sau (r = 0,620), góc

mặt (r = 0,601), khoảng cách từ Porion đến PtV (r = 0,543), độ cắn phủ (r = 0,508).

Tương quan ở mức trung bình: r = 0,3 đến 0,5.

Góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,479), góc cung hàm dưới (r = 0,497), góc cành lên (r = 0,390), độ nhô của hàm trên so với nền sọ (r = 0,325), góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,324) (Bảng 3.18).

Mô mềm là một trong những khu vực quan trọng nhất của sự quan tâm trong việc đánh giá tiên đoán và lập kế hoạch điều trị. Trong nghiên cứu này, các vị trí tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,773), độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, chiều dài môi trên là thông số liên quan đến mô mềm đã được tiên đoán mức độ chính xác, tiên đoán tương quan kém ở nữ thể hiện chiều dài nền sọ trước (r = 0,223), độ nhô của răng cửa hàm dưới so với mặt phẳng khớp cắn (r= 0,197).

Tương tự, Kocadereli I. (1999) Thổ Nhĩ Kỳ [73] cho rằng các thông số cho thấy mối tương quan giữa “dự đoán” và các phép đo “thực tế”. Các hệ số tương quan của phương pháp tiên đoán tăng trưởng của Ricketts đã được tìm thấy mối tương quan là 0,90 cho mặt phẳng hàm dưới, 0,85 cho độ lồi và trục mặt, 0,84 cho mặt phẳng khẩu cái, 0,81 đối với chiều cao mặt dưới. Các hệ số tương quan đã tìm thấy giữa 0,50 và 0,69 cho các phép đo sau: độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, chiều dài xương hàm dưới, vị trí Porion/PtV, góc BNA, chiều cao hàm trên.

Kết quả của nghiên cứu chúng tôi phù hợp với kết quả của Enacar (1991) (dẫn nguồn[73]) áp dụng phân tích Ricketts để tiên đoán tốc độ tăng trưởng tiên đoán trong thời gian bốn năm trên 32 thanh thiếu niên Thổ Nhĩ Kỳ không có điều trị chỉnh hình răng. Ông kết luận rằng có mối tương quan cao giữa các “dự đoán” và các phép đo “thực tế” về xương, răng và thông số hàm dưới đã được tiên đoán chính xác .

Trong nghiên cứu hệ số Pearson tương quan đã được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” nam, các hệ số tương quan của phương pháp tiên đoán tăng trưởng theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9 để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam: góc răng cửa (r = 0,847), độ nhô răng cửa hàm dưới (r = 0,837), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,827), chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,857), độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E (r = 0,736), góc cung hàm dưới (r = 0,701), nhô môi trên/đường E (r = 0,711).

Có một mức độ tương quan r = 0,5 đến dưới 0,7, tương quan ở mức tương đối cao để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở nam: độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,688), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,645), chiều dài nền sọ sau (r = 0,593), độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,598), vị trí R6HT so với mặt phẳng chân bướm (r = 0,565).

Dự đoán kém trong chiều dài môi trên (r = 0,206) (Bảng 3.19).

Tương tự kết quả Thames và cs (1985) [113] cho rằng các cấu hình mô mềm mô mũi và môi trên đã được tìm thấy lui nhiều hơn so với trường hợp thực tế trong mẫu nam Thổ Nhĩ Kỳ theo tiên đoán tăng trưởng.

Halazonetis D. J. và cs (2007) [58] cho rằng môi dưới có vẻ là một khu vực thay đổi cao có thể là do các yếu tố tư thế và cũng vì môi dưới bị ảnh hưởng bởi không chỉ là vị trí răng cửa hàm dưới mà còn là răng cửa hàm trên, đặc biệt là ở những bệnh nhân hô lớn và độ cắn chìa. Môi dưới cũng được biết đến là khó khăn nhất để tiên đoán.

Erbay E. F., Caniklioğlu C. M. (2002) [48] cho rằng có sự khác nhau giữa các phân tích khi đánh giá mô mềm.

Kocadereli I. (1999) [73] đã thử nghiệm phương pháp tiên đoán trong thời gian 7 năm ở trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ và báo cáo tiên đoán chính xác đối với hầu hết các phép đo xương, nhưng ít chính xác liên quan đến mô mềm, nghiên cứu ở trẻ nam cho thấy mối tương quan ở một số các thông số hàm dưới và hàm trên được chứng minh đo góc: chiều cao mặt dưới, trục mặt, độ nhô hàm

trên chiều cao hàm trên, mặt phẳng khẩu cái, mặt phẳng hàm dưới, vị trí cành lên, góc cung hàm dưới được tiên đoán chính xác nhất của tất cả các phép đo. Những con số này cho thấy tiên đoán hướng phát triển theo phân tích Ricketts là chính xác trong tiên đoán một số khía cạnh của tăng trưởng.

Trong nghiên cứu này, các vị trí môi trên là thông số chỉ liên quan đến mô mềm đã được tiên đoán kém trong nhóm nam, các đặc điểm xương và cấu trúc răng được tiên đoán khá chính xác.

4.3.3. Đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung hai giới

Trong nghiên cứu hệ số Pearson tương quan đã được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung hai giới, các hệ số tương quan phương pháp tiên đoán tăng trưởng theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V-Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có một mức độ tương quan cao r = 0,7 đến dưới 0,9 để tiên đoán tốc độ tăng trưởng chung cả hai giới thể hiện:

Chiều cao mặt toàn bộ (r = 0,834), độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên (r = 0,833), góc mặt phẳng hàm dưới (r = 0,744), độ nhô răng cửa hàm trên (r = 0,719), góc trục mặt (r = 0,715), độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới (r = 0,7090), tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn (r = 0,709).

Có một mức độ tương quan r = 0,5 đến dưới 0,7: tương quan ở mức tương đối cao để tiên đoán tốc độ tăng trưởng ở vị trí R6HT so với mặt phẳng chân bướm (r = 0,643), độ cắn chìa (r = 0,629), góc mặt phẳng khớp cắn (r = 0,626), góc cung hàm dưới (r = 0,564), khoảng cách từ Po đến PtV (r = 0,578), góc mặt (r = 0,511).

Tương quan ở mức trung bình: r = 0,3 đến 0,5.

Chiều cao mặt phía sau (r = 0,493), độ nhô của hàm trên so với nền sọ (r = 0,426), chiều dài cành ngang xương hàm dưới (r = 0,389), góc cành lên (r = 0,377), chiều dài môi trên (r = 0,350).

Tương quan kém thể hiện: Góc mặt phẳng khẩu cái (r = 0,282), độ nhô của răng cửa hàm dưới so với mặt phẳng khớp cắn (r = 0,275), chiều dài nền sọ trước (r = 0,197) (Bảng 3.17).

phương pháp tiên đoán máy tính RMDS của Ricketts được 73% chính xác trong việc tiên đoán sự tăng trưởng hàm dưới. Họ phát hiện ra chương trình máy tính RMDS thành công hơn trong việc tiên đoán sự tăng trưởng hàm trên với độ chính xác 74% và tăng trưởng hàm dưới với độ chính xác 78% .

Kocadereli I. (1999) [73] sử dụng hệ số tương quan Pearson để đánh giá mối quan hệ giữa “dự đoán” và các thông số “thực tế” chung gộp nam, nữ. Trong nghiên cứu của ông, các hệ số tương quan phương pháp tiên đoán tăng trưởng của Ricketts đã được tìm thấy là lớn hơn 0,7 cho các phép đo: chiều cao mặt dưới, trục mặt, góc vòng cung hàm dưới, mặt phẳng hàm dưới. Hệ số tương quan là giữa 0,5 – 0,69 cho các đặc điểm: độ nhô hàm trên, môi dưới/đường E, chiều dài môi trên, độ sâu trên khuôn mặt, độ sâu hàm trên, góc mặt phẳng khẩu cái, chiều dài sọ sau, chiều cao cành lên trong trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ chung (nam và nữ ). Các hệ số tương quan đã được tìm thấy ít hơn r = 35% cho chiều cao hàm trên, lệch sọ, vị trí cành lên và vị trí khớp thái dương hàm Porion – PtV chung cả nam và nữ.

Trong một nghiên cứu của Sagdi (dẫn nguồn [73]) tiên đoán tăng trưởng đã được sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm trong cả hai giới đều được tìm thấy là 61,53% chính xác.

Điều tra tiên đoán tăng trưởng của Thames và cs (1985) [113] đã chứng minh có độ chính xác trung bình kém trong việc tiên đoán những thay đổi mô mềm. Do đó, biến các mô mềm được loại khỏi phân tích tiên đoán Ricketts do không chính xác, cũng như góc cung hàm dưới mô tả cấu trúc của hàm dưới không thích hợp cho việc đánh giá hiệu quả điều trị .

Khác biệt với chúng tôi khi Parikakis K. A. và cs (2009) [89] cho rằng các kết quả phân tích phim sọ nghiêng cho thấy sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các số đo của tiên đoán và thực sự tăng trưởng. Góc nhô mặt lớn hơn so với tiên đoán. Đối với các số đo xương ổ răng, U6/PtV trong nhóm thực tế lớn hơn so với tiên đoán và răng hàm dưới nhô hơn với cạnh răng cửa nhô ra dẫn đến cắn chìa nhỏ hơn tiên đoán. Giá trị của tiên đoán tăng trưởng

Ricketts chủ yếu cho các răng hàm dưới nên được chấp nhận một cách thận trọng. Sự khác biệt trung bình giữa nhóm thực tế và tiên đoán là < 1mm ngoại trừ sự phân kỳ trong độ nghiêng của răng hàm dưới.

Như vậy, phương pháp tiên đoán tăng trưởng theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM đã được tìm thấy có giá trị trong trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ liên quan đến xương và xương ổ răng và có thể sử

dụng phương pháp tiên đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM như một công cụ để tiên đoán tốc độ tăng trưởng trong thời

gian điều trị của các cá nhân trong giai đoạn phát triển, nó có thể có những tác động thực sự đến quá trình điều trị chỉnh hình răng.

Tóm lại, phương pháp tiên đoán theo phân tích Ricketts khi sử dụng phần mềm V – Ceph 6.0 TM đánh giá độ tăng trưởng áp dụng cho trẻ em Việt Nam tại Cần Thơ cho thấy mối tương quan thống kê cao hơn đáng kể giữa các phép đo tiên đoán và thực tế trong: độ nhô răng cửa hàm trên, chiều cao mặt toàn bộ, độ nhô răng cửa hàm dưới, góc răng cửa, chiều cao mặt dưới, độ lồi mặt, độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên, độ nhô môi trên/ đường thẩm mỹ E, chiều cao mặt phía sau, tiếp xúc môi/mặt phẳng khớp cắn, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, độ cắn chìa, độ nghiêng của trục răng cửa hàm dưới, góc trục mặt, vị trí R6HT so với mặt phẳng chân bướm ở nữ.

Góc răng cửa, độ nhô răng cửa hàm dưới, góc mặt phẳng hàm dưới, cao mặt toàn bộ, độ nhô của môi dưới so với đường thẩm mỹ E, độ lồi mặt, độ nghiêng của trục răng cửa hàm trên, góc mặt phẳng khớp cắn, góc trục mặt, độ cắn phủ, góc cung hàm dưới, nhô môi trên/đường thẩm mỹ E ở nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự tăng trưởng cấu trúc sọ mặt răng theo phân tích ricketts ở trẻ 12 – 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị thực tế tại cần thơ (Trang 138 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)