Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 108 - 125)

Từ kết quả phân tích định tính và định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian với sự hỗ trợ của phần mềm Cabri3D là khả thi và có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hình học không gian THPT.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu để hoàn thành luận văn chúng tôi đã thu được các kết quả sau đây:

1. Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ nhu cầu đổi mới phương pháp và các định hướng đổi mới phương pháp trong dạy học, đã hệ thống hoá quan điểm của một số tác giả về PPDHKP, những thể hiện của hoạt động khám phá trong dạy hình học, những ưu điểm khi vận dụng PPDHKP vào dạy học hình học không gian.

2. Luận văn đã đưa ra được một số các ví dụ nhằm minh hoạ cho phần lý luận trong chương 1 cũng như xây dựng được một số tình huống khám phá có sử dụng PMDH Cabri3D trong chương 2.

3. Trong nội dung luận văn, ngoài việc xây dựng một số tình huống khám phá có hướng dẫn với sự hỗ trợ của phần mềm Cabri 3D khi dạy học hình học không gian ở trên lớp còn xây dựng tình huống tự khám phá với ứng dụng WebQuest.

4. Luận văn đã trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm theo các nội dung nghiên cứu đã được đề xuất trong chương 2 và kết quả cho phép khẳng định: Mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học của luận văn là chấp nhận được.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

1. Nguyễn Trung Thanh, Hoàng Đức Chinh (2012), Dạy học theo nhóm chủ đề hình học không gian ở trường Trung học phổ thông bằng WebQuest, Tạp chí Giáo dục (ISSN 21896 0866 7476), số 291 (tr.55-tr.57).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Võ Bình (2007), Dạy học hình học các lớp cuối cấp trung học cơ sở theo định hướng bước đầu tiếp cận phương pháp khám phá, Luận án tiến sỹ giáo dục học, Đại học Vinh.

2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Crutexky (1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa

học Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

,Tạp chí Giáo dục, (32), tr 26-27.

6. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa , Nxb ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thái Hòe (2001), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Trần Kiều, Một vài suy nghĩ về đổi mới PPDH trong trường phổ thông ở nước ta, Tạp chí Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số 276 (tháng 5/1995). 9. Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Đào Thái Lai, Trịnh Thanh Hải (2008), Ứng

dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học toán, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

10.Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

11.Nguyễn Bá Kim(chủ biên),Đinh Nho Chương,Nguyễn Mạnh Cảng,Vũ Dương Thụy,Nguyễn Văn Thương(1994),Phương pháp dạy học môn Toán

,Nxb Giáo dục.

12.Nguyễn Bá Kim (1998), Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13.Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực, NXB Giáo dục, Hà Nội.

14.Bùi Văn Nghị (2008), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

15.Bùi Văn Nghị (chủ biên), Trần Trung, Nguyễn Tiến Trung (2010), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 11, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

16.Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

17.Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư phạm.

18.Pôlia G. (1997), Sáng tạo toán học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19.Pôlia G. (1997), Toán học và những suy luận có lý, NXB Giáo dục, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20.Pôlia G. (1997), Giải một bài toán như thế nào?, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21.Hoàng Phê (Chủ biên) và các tác giả (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà

Nẵng.

22. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Văn Như Cương (Chủ biên), Phạm Khắc Ban, Tạ Mân (2007), Hình học nâng cao 11, NXB Giáo dục.

23.Đào Tam (chủ biên), Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận một số phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học môn Toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

24.Đào Tam (chủ biên), Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

25.Chu Trọng Thanh (chủ biên), Trần Trung (2010), Cơ sở toán học hiện đại của kiến thức môn Toán phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26.Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy cách học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

27.Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Nguyễn Gia Cốc (1981), Giáo dục học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28.Trần Trung (chủ biên), Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Danh Nam, Đặng Xuân Cương (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

29.Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30.Trần Vui (chủ biên), Lê Quang Hùng (2007), Khám phá Hình học 11 với The Geometer Sketchpad, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31.Sách giáo khoa, sách giáo viên môn toán, các tài liệu bồi dưỡng giáo viên toán THPT chu kì I, II, III và tài liệu bồi dưỡng giáo viên hiện hành.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIÁO VIÊN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN THEO HƯỚNG KHÁM PHÁ Ở

TRƯỜNG THPT

Xin đồng chí vui lòng cho biết về việc ứng dụng công nghệ thông tin và dạy học hình học không gian theo hướng khám phá của đồng chí theo các biểu dưới đây:

I. Khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin

Ý kiến trả lời

STT Nội dung điều tra

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Không 1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

học

2. Trao đổi thông tin dạy học trên mạng Internet 3. Sử dụng bài giảng điện tử

4. Sử dụng các phần mềm trong dạy học 5. Dạy học trực tuyến trên mạng Internet

2. Thái độ và mức độ và kỹ năng ứng dụng CNTT

Ý kiến trả lời

STT Nội dung điều tra

Đồng ý Không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng ý 1 Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học là

2 Cũng cần quan tâm khai thác các phần mềm và Website dạy học vào quá trình dạy học 3 Muốn được tập huấn để sử dụng tốt các ứng

dụng CNTT vào dạy học

4 Không cần ứng dụng CNTT vào dạy học 5 Biết về CNTT đến đâu ứng dụng đến đấy 6 Nếu có chính sách hỗ trợ thích đáng thì sẽ

thường xuyên cập nhật và ứng dụng CNTT 7 Bắt buộc ứng dụng CNTT thì mới ứng dụng 8 Tự tìm hiểu và ứng dụng CNTT vào dạy học 9 Chỉ sử dụng trên những sản phẩm, bài giảng

điện tử đã có sẵn hoặc có thể tự làm khi kiến thức phù hợp với năng lực sẵn có

10 Có thể ứng dụng các PMDH (ví dụ phần mềm Cabri 3D) để thể hiện các ý đồ sư phạm của mình vào bài giảng

3 . Đánh giá mức độ nắm và vận dụng PPDHKP

Ý kiến trả lời

STT Nội dung điều tra

Đồng ý Không

đồng ý 11 Đồng chí nắm được các vấn đề cơ bản về dạy

học khám phá ,có kỹ thuật dạy học theo phương pháp này

12 Đồng chí đã từng thực hiện các bài dạy theo phương pháp dạy học khám phá

13 Tổ chức các hoạt động khám phá trong mỗi tiết dạy đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn

14 Nếu tổ chức được các hoạt động khám phá có sự hỗ trợ của các PMHHĐ khi dạy HHKG sẽ đạt kết quả cao hơn

15 .Theo các đồng chí ,để tổ chức tốt các hoạt động khám phá khi dạy HHKG với sự hỗ trợ của các PMHHĐ cần tuân thủ những yêu cầu gì?

...

...

...

... (Ghi chú: Từ mục 1 đến mục 14 nếu lựa chọn ở mục nào thì đánh dấu (x) vào mục ấy.)

Phụ lục 2

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA HỌC SINH LỚP THỰC NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CÁC BÀI GIẢNG VỀ HÌNH HỌC KHÔNG GIAN CÓ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ VỚI SỰ HỖ TRỢ

CỦA PHẦN MỀM CABRI 3D

Xin em vui lòng cho biết một số vấn đề về các bài giảng hình học mà em đã được học trong đợt thực nghiệm theo biểu dưới đây.

Ý kiến của HS Nội dung điều tra

Đồng ý Không đồng ý

1.Các bài giảng HHKG với các tình huống khám phá có hỗ trợ của phần mềm Cabri 3D giúp các em cảm thấy hứng thú và say mê với bài học hơn

2.Các bài giảng HHKG với các tình huống khám phá có hỗ trợ của phần mềm Cabri 3D giúp các em tìm ra cách học và tự học tốt hơn 3.Các bài giảng HHKG với các tình huống khám phá có hỗ trợ của phần mềm Cabri 3D nâng cao khả năng tự lực tìm tòi nghiên cứu và tự khám phá cho các em

4.Các bài giảng HHKG với các tình huống khám phá có hỗ trợ của phần mềm Cabri 3D giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu và tốt hơn 5.Các bài giảng HHKG với các tình huống khám phá có hỗ trợ của phần mềm Cabri 3D giúp em dễ hiểu bài và hiểu bài kĩ hơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.Ứng dụng phần mềm Cabri 3D vào dạy hình học không gian giúp các em yêu thích môn Toán hơn

7.Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp các em biết cách tự đánh giá bản thân

8.Các bài giảng HHKG với các tình huống khám phá có hỗ trợ của phần mềm Cabri 3D giúp em nâng cao khả năng hoạt động nhóm 9.Ứng dụng phần mềm Cabri 3D vào dạy học giúp trả lời được câu hỏi tốt hơn khi có sự mô phỏng hướng dẫn của phần mềm Cabri 3D

10. Ngoài những nội dung trên,theo em các bài giảng trên còn có những ưu ,nhược điểm nào?

...

...

...

...

...

Ghi chú: Nếu lựa chọn ở mục nào thì đánh dấu (x) vào mục ấy.

Phụ lục 3

ỨNG DỤNG WEBQUEST THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ QUA MẠNG CHO HỌC SINH VỀ HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

1. Giới thiệu cấu trúc của WebQuest 1.1.Quy trình thiết kế WebQuest

CHỌN CHỦ ĐỀ TÌM NGUỒN TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH

TRÌNH BÀY TRANG WEB

THỰC HIỆN

ĐÁNH GIÁ SỬA CHỮA

a) Chọn và giới thiệu chủ đề

Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội, đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng những câu trả lời như “đúng” hoặc “sai” một cách đơn giản mà cần lập luận quan điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi sau

XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH

đây cần trả lời khi quyết định chủ đề:

- Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không? - HS có hứng thú với chủ đề không?

- Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?

- Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?

Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS. Đề tài cần được giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một đề tài khó.

b) Tìm nguồn tài liệu học tập

GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa chỉ internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó, người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang Web bên ngoài.

Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số (ví dụ các từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy.

c) Xác định mục đích

Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầuđạt được trong việc thực hiện WebQuest. Làm rõ các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Xác định nhiệm vụ

một nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.

Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp cận khác khau.

e) Thiết kế tiến trình

Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực hiện WebQuest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của HS. Tiến trình thực hiện WebQuest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.

f) Trình bày trang Web

Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày WebQuest. Để lập ra trang WebQuest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản chỉ cần lập WebQuest, ví dụ trong chương trình Word và nhớ trong thư mục HTML, không phải như thư mục DOC. Có thể sử dụng các chương trình điều hành Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu WebQuest trên Internet hiện có. Trang WebQuest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng.

g) Thực hiện WebQuest

Sau khi đã đưa WebQuest lên mạng, tiến hành thử với HS để đánh giá và sửa chữa.

h) Đánh giá, sửa chữa

Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng như quá trình thực hiện WebQuest.

1.2. Tiến trình thực hiện WebQuest

Để thực hiện WebQuest ta tiến hành theo các bước sau :

Nhập đề :GV giới thiệu về chủ đề. Thông thường, một WebQuest bắt đầu với việc đặt ra tình huống có vấn đề thực sự đối với người học, tạo động cơ cho người học sao cho họ tự muốn quan tâm đến đề tài và muốn tìm ra một giải pháp cho vấn đề.

Xác định nhiệm vụ: HS được giao các nhiệm vụ cụ thể. Cần có sự thảo luận với HS để HS hiểu nhiệm vụ, xác định được mục tiêu riêng, cũng như có những bổ sung, điều chỉnh cần thiết. Tính phức tạp của nhiệm vụ phụ thuộc vào đề tài và trước tiên là vào nhóm đối tượng. Thông thường, các nhiệm vụ sẽ được xử lý trong các nhóm.

Hướng dẫn nguồn thông tin: GV hướng dẫn nguồn thông tin để xử lý nhiệm vụ, chủ yếu là những trang trong mạng internet đã được GV lựa chọn và liên kết, ngoài ra còn có những chỉ dẫn về các tài liệu khác.

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 108 - 125)