Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 104 - 108)

3.4.1. Đánh giá định tính

Sau quá trình thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của HS đặc biệt là khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, sự hình thành và chuyển di các liên tưởng, khả năng điều ứng để tìm tòi phát hiện kiến thức mới, kích thích học sinh khám phá kiến thức mới,... Chúng tôi nhận thấy lớp thử nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thử nghiệm:

- HS hứng thú hơn trong giờ học Toán. Điều này được giải thích là do HS chủ động tham gia vào quá trình tìm kiếm kiến thức thay vì tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, HS ngày càng tin tưởng vào năng lực của bản thân vì lượng kiến thức thu nhận được là vừa sức. Trong các tiết dạy có các hoạt động khám phá có sử dụng Cabri 3D hỗ trợ ở lớp thực nghiệm học sinh tích cực tham gia xây dựng bài và chịu khó suy nghĩ hơn nhiều so với lớp đối chứng.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá của HS tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kỹ năng này cho các em.

- Việc ghi nhớ thuận lợi hơn. Điều này được giải thích các kiến thức mà các em học được là do các em tự khám phá ra.

- Năng lực tự phát hiện vấn đề và độc lập giải quyết vấn đề tốt hơn. Điều này được giải thích là do GV đã chý ý dạy cho các em tri thức phương pháp tìm đoán, chú ý bồi dưỡng cho các em vận dụng một số quan điểm của triết học duy vật biện chứng trong hoạt động tìm kiếm kiến thức mới.

- Việc đánh giá, tự đánh giá bản thân được sát thực hơn. Điều này do trong quá trình dạy học theo PPKP, HS tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học;

GV kết luận về cuộc hội thoại, đưa ra nội dung vấn đề, làm cho HS tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh tri thức của bản thân.

- HS học tập ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích trên lớp GV đã chú ý bồi dưỡng cho các em một số năng lực khám phá kiến thức mới, các vấn đề cần khám phá lại thường nằm ở các tiết luyện tập, ôn tập hay bài tập về nhà.

- HS tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này là do trong quá trình dạy học, GV cho HS được hoạt động với các PMDH, các phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ tốt cho việc phát hiện ,khám phá và GQVĐ của HS, HS được thảo luận, trao đổi, trình bày kết quả với nhau một cách thoải mái không chỉ ở trên lớp mà ngay cả ở nhà với nhóm bạn ảo trên mạng internet.

Các hoạt động khám phá không chỉ giúp cho HS nắm vững được các kiến thức trọng tâm của bài học, mà quan trọng hơn còn giúp các em tạo dựng hứng thú học tập môn Toán, hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu và rèn luyện một số kỹ năng quan trọng sau:

- Kỹ năng hợp tác: HS bước đầu đã thể hiện năng lực hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập không những chỉ trong giờ học trên lớp mà cả trong thời gian tự học ở nhà.

- Kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề: Trong quá trình học tập, HS đã chủ động đề xuất những giả thuyết và tìm cách bác bỏ hay chứng minh giả thuyết đó. HS làm quen với việc mở rộng một bài toán, nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau từ đó đưa ra những phương hướng giải quyết khác nhau, góp phần hình thành tư duy linh hoạt, mềm dẻo ở các em.

- Kỹ năng diễn đạt. Đa số học sinh, nếu học theo phương pháp truyền thống thì kỹ năng diễn đạt còn nhiều hạn chế, sai sót. Có nhiều vấn đề các em tìm ra được kết quả đúng nhưng dự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói cũng như

khám phá với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học các em tự tin hơn để diễn đạt, phát hiện và sửa chữa nhiều lỗi sai lầm trong diễn đạt.

Tuy nhiên chúng tôi thấy còn tồn tại một số vấn đề sau: Khả năng phát hiện vấn đề của HS được cải thiện rõ rệt, nhưng khả năng giải quyết vấn đề vẫn chưa cao, đặc biệt là các vấn đề khó. Khả năng ghi chép của học sinh còn hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến một số học sinh học yếu.

3.4.2. Đánh giá định lượng

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra bài số 1

Điểm

Lớp 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số bài

Thực nghiệm 4 3 10 7 8 8 4 1 45

Đối chứng 5 5 9 8 7 6 3 0 43

Lớp thực nghiệm có 38/45 (84,4%) đạt trung bình trở lên, trong đó có 46,7% khá giỏi. Có 4 em đạt điểm 9, có 1 em đạt điểm tuyệt đối.

Lớp đối chứng có 34/43 (79%) đạt trung bình trở lên, trong đó có 37,2% đạt khá giỏi. Có 3 em đạt điểm 9, không có em nào đạt điểm tuyệt đối.

Như vậy cho thấy kết quả làm bài kiểm tra số 1 đạt được của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là loại bài đạt khá, giỏi cao hơn hẳn. Tuy nhiên từ những phân tích định tính ở trên, chúng tôi trao đổi với GV để có những điều chỉnh phù hợp trong tổ chức hoạt động khám phá cho học sinh trước khi làm bài kiểm tra số 2.

Tiến hành chấm điểm kiểm tra số 2 của lớp TN và ĐC, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.4: Kết quả thực nghiệm ở lớp TN và lớp ĐC Điểm (xi) Tổng số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 fi TN 45 0 0 0 1 4 9 12 8 7 2 2 fi ĐC 43 0 0 0 5 5 10 11 8 4 0 0

Với bảng thống kê trên chúng tôi đã tính được: - Kết quả thống kê: Nhóm thực nghiệm (N= 45) Nhóm đối chứng (N = 43) xi fi x i - x (xi - x)2 (xi - x)2 .fi xi fi x i - x (xi - x)2 (xi - x)2 .fi 1 0 -6.35 40.32 0 1 0 -5.56 30.91 0 2 0 -6.35 40.32 0 2 0 -5.56 30.91 0 3 1 -3.35 11.22 11.22 3 5 -2.56 6.55 32.8 4 4 -2.35 5.52 22.09 4 5 -1.56 2.43 12.2 5 9 -1.35 1.82 16.40 5 10 -0.56 0.31 3.14 6 12 -0.35 0.12 1.47 6 11 0.44 0.19 2.13 7 8 0.65 0.42 3.38 7 8 1.44 2.07 16.6 8 7 1.65 2.72 19.06 8 4 2.44 5.95 23.8 9 2 2.65 7.02 14.05 9 0 3.44 11.8 0 10 2 3.65 13.32 26.65 10 0 4.44 19.7 0

- Phương sai và độ lệch chuẩn:

Nội dung TN ĐC

Điểm trung bình x = 6.35; x = 5.56

Phương sai S2 = 2,6. S2 = 2,06

Độ lệch chuẩn S= 1.61. S = 1.43

Tiến hành kiểm định phương sai bằng giả thiết E0 ta được 2 2 TN DC S F S  = 1.28, trong đó bậc tự do tương ứng fTN = 45; fĐC= 43 là F = 1.69, như vậy F < F , chấp nhận giả thiết E0 tức là sự khác nhau giữa phương sai ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng là không có ý nghĩa. Vì vậy tiến hành kiểm nghiệm giả thiết H0 theo bậc tự do: NTN+NĐC -2 = 86 với đại lượng 1 1 . TN DC TN DC x x t s n n    = 2.41 với s = 2 2 ( 1) ( 1). 2 TN TN DC DC TN DC N S N S N N      mà

t = 2.00 nên t>t , điều này khẳng định được giả thuyết H0 bị bác bỏ chứng tỏ sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai mẫu là có ý nghĩa thể hiện kết quả điểm KT của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

Bên cạnh đó ta có bảng phân phối tần suất lũy tích hội tụ lùi của lớp TN và ĐC như sau:

Bảng 3.5: Bảng phân phối tần suất luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC

xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Wi(TN) 0 0 0 2.22 11.11 31.11 57.78 75.56 91.11 95.56 100

W i (ĐC) 0 0 0 11.6 23.26 46.51 72.09 90.7 100 100 100 Từ đó ta có đường biểu diễn như sau:

Biểu đồ 3.6: Đa giác đồ về chất lượng học tập của lớp TN và ĐC sau khi TNSP

Quan sát đường biểu diễn tần số lũy tích hội tụ lùi giữa lớp TN và ĐC ta thấy đường biểu diễn kết quả lớp TN nằm về bên phải chứng tỏ kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động khám phá cho học sinh trong dạy học hình học không gian ở trường trung học phổ thông với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)