5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh cho huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Cần chỉ đạo chính xác các chỉ tiêu thu BHXH cho các đơn vị dựa trên số lao động trong DNNQD tại thời diểm giao kế hoạch, tổng quỹ lương, tình hình thu nợ, khai thác phát triển đối tượng.
- Tích cực triển khai đôn đốc các DNNQD chậm đóng BHXH, nợ BHXH kéo dài, thông báo số nợ đọng đến từng DN.
- Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các DNNQD trong việc thực hiện các chế độ, chính sách, động viên khuyến khích hỗ trợ thu đối với DNNQD có số thu lớn.
- Phòng Thu BHXH chủ động, tích cực tham mưu và đề xuất với lãnh đạo các cấp các biện pháp tăng cường thu nộp BHXH. Tăng cường kiểm tra đôn đốc các DNNQD thực hiện thu BHXH theo đúng văn bản pháp luật.
Chƣơng 2
CHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra đề tài cần nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời một số câu hỏi sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh như thế nào?
- Thực trạng công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2009 - 2013 ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện Đồng Hỷ?
- Để hoàn thiện công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện Đồng Hỷ cần thực hiện những giải pháp nào?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, huyện có nhiều khu công nghiệp với hơn 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với thế mạnh của huyện là nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nằm ở hầu hết các xã, thị trấn trong toàn huyện, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong huyện đại đa số hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Lực lượng lao động tập trung trong các doanh nghiệp này rất lớn; độ rủi ro trong công việc cũng như các bệnh nghề nghiệp mắc phải là rất phổ biến. Chính vì vậy mà việc tham gia BHXH của khu vực kinh tế này là tất yếu.
Hiện toàn huyện có hơn 200 doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn nhỏ, tuy nhiên mới có khoảng 55 % doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký tham gia BHXH và tham gia chưa đầy đủ. Chính vì vậy để chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đến được với mọi lao động trong toàn huyện và 100%
các doanh nghiệp đăng ký tham gia đầy đủ nên việc chọn điểm nghiên cứu địa bàn huyện Đồng Hỷ có thể đại diện và suy rộng cho các huyện khác có cùng tình trạng việc tham gia chưa đầy đủ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong toàn tỉnh.
2.2.2.Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích
2.2.2.1.Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng tới công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của huyện Đồng Hỷ. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: Đặc điểm nền kinh tế - xã hội trên địa bàn và đặc điểm về địa hình (huyện Đồng Hỷ có 2/18 xã, thị trấn là xã vùng cao; 16 xóm bản vùng đặc biệt khó khăn; 13/18 xã, thị trấn được nhà nước hỗ trợ về chính sách người dân tộc thiểu số). Các yếu tố bên trong bao gồm: Chính sách pháp luật về thực hiện BHXH đối với các đơn vị có sử dụng lao động đã ban hành nhưng chưa thực sự đủ mạnh để buộc các chủ sử dụng lao động bắt buộc phải tuân theo; nhận thức của một số chủ sử dụng lao động và người lao động về ý nghĩa của việc tham gia BHXH chưa cao; trình độ chuyên môn tuyên truyền về BHXH của cán bộ ngành BHXH chưa thực sự chuyên nghiệp.
2.2.2.2.Tiếp cận có sự tham gia
Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Sự tham gia của các Phòng, Ngành liên quan trong việc đánh giá thực trạng của công tác thu BHXH nói chung và thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Sự tham gia đóng góp ý kiến của người lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH.
2.2.2.3. Khung phân tích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích, với các phương pháp tiếp cận đã lựa chọn; Đồng thời dựa trên một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tác giả đã xây dựng khung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài
quốc doanh huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - Khung nghiên cứu được mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn: Mô tả của tác giả)
2.2.3.Phương pháp thu thập số liệu
2.2.3.1. Tài liệu thứ cấp
Đề tài tiến hành thu thập số liệu tại BHXH huyện Đồng Hỷ; Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, Các tổ chức nghiên cứu; Các cơ quan chuyên môn tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; Phòng Công Thương huyện Đồng Hỷ; Văn phòng UBND huyện Đồng Hỷ; Chi cục Thuế huyện Đồng Hỷ.
2.2.3.2. Tài liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp đã được chọn trước. Số liệu được thu thập từ việc điều tra các doanh nghiệp ngoài
Giải pháp… Giải pháp n Giải pháp 2 Giải pháp 1 Điều kiện KTXH Vị trí địa lý Trình độ dân trí
THU BHXH KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
Các chính sách về BHXH Chính sách tiền lương tiền công Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của NLĐ Năng lực của nhà quản lý BHXH Trách nhiệm của các chủ SDLĐ Công tác tuyên truyền
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ
quốc doanh trên địa bàn huyện Đồng Hỷ theo vấn đề cần nghiên cứu phục vụ cho đề tài.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp phân tổ
, mức độ nợ đọng BHXH của các đơn vị...
r
tham gia BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở BHXH huyện Đồng Hỷ.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương
quốc doanh trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
2.2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự b
n
.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - Số lượng lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
- Số lượng lao động trong khu vực kinh tế NQD đóng BHXH - Chính sách tiền lương, tiền công của người lao động
- Phần trăm thu nhập và lao động đóng cho BHXH - Hiệu quả công việc khi không tham gia BHXH - Hiệu quả mang lại từ việc tham gia đầy đủ BHXH
Các chỉ tiêu nghiên cứu được thể hiện qua các bảng số liệu để so sánh qua các năm với công thức tính toán cụ thể như sau:
Số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc BHXH huyện Đồng Hỷ hoàn thành kế hoạch = Số thực hiện / Số KH được cấp trên giao x 100%
Tỷ lệ nợ đọng so với số thu thực tế = Tổng nợ / Số thu thực tế x 100% (Chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ nợ đọng qua các năm đồng thời là chỉ tiêu để đánh giá thi đua của đơn vị trong công tác đôn đốc nợ đọng)
Tỷ lệ đơn vị (tỷ lệ lao động) tham gia năm sau so với năm trước = Số đơn vị (Số lao động) tham gia năm sau / Số đơn vị (số lao động) tham gia năm trước x 100% (Chỉ tiêu này đánh giá kết quả mang lại từ việc tuyên truyền và nhận thức của các đơn vị và người lao động ngày một nâng cao về việc tham gia BHXH).
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH
KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của Tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, phía Tây giáp huyện Phú Lương, phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình. Toàn huyện có 15 xã và 3 thị trấn.
Tài nguyên thiên nhiên: Toàn huyện có 26.448 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 14.432,2 ha, rừng trồng 7.146,6 ha. Ngoài ra huyện còn 4.869,2 ha rừng chưa trồng, chủ yếu là đất trống đồi núi trọc.
Nguồn nhân lực: Tổng số dân toàn huyện là 125.000 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 50,8%.
Địa bàn huyện là 1 huyện trung du miền núi, có 2 xã là vùng cao, 16 xóm vùng sâu và đặc biệt khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế, đồng thời tiếp tục chịu ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, các đơn vị đã sa thải hoặc hạn chế sử dụng lao động mới, mức lương tối thiểu vùng ngày càng tăng cao, các đơn vị nợ tiền BHXH vì vậy không thực hiện chính sách cho NLĐ đã ảnh hưởng trực tiếp đến số thu BHXH và công tác mở rộng diện tham gia BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp uỷ đảng, chính quyền; sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện. Kinh tế tiếp tục phát triển và duy trì ở mức tăng trưởng khá; từng bước chuyển dịch
cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chương trình xây dựng nông thôn mới bước đầu có những chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng. Đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo được tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,1%. Trong đó, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 19,8%; nông, lâm nghiệp tăng 5,7%, dịch vụ tăng 10,3%. Cơ cấu kinh tế công nghiệp xây dựng 48%; dịch vụ 27,4%; nông nghiệp 24,6%. Sản lượng lương thực trung bình đạt 43.613 tấn.
Thu cân đối ngân sách hàng năm tăng bình quân 17,74; GDP bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng.
Giải quyết việc làm mới trung bình hàng năm trên 2000 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình hằng năm 3,35%.
Toàn huyện có 18/18 xã, thị trấn chuẩn quốc gia về y tế. Đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự địa phương.
Có được những kết quả đó là do có sự tác động tích cực của các chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; Trong đó có phần đóng góp tích cực trong công tác “an sinh xã hội” của chính sách BHXH cho người lao động trong địa bàn toàn huyện.
3.1.3. Tác động của phát triển kinh tế xã hội tới công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện Đồng Hỷ vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện Đồng Hỷ
Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu BHXH. Nhu cầu được bảo hiểm của con người chỉ được nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở đã được đảm bảo. Vì vậy, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất của mọi người dân trong xã hội được cải thiện thì chính sách BHXH mới phát huy được vai trò to lớn của mình.
Khi kinh tế phát triển, số lượng người lao động có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng được tăng lên. Người lao động và người sử dụng lao động không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.
Trình độ dân trí: Có thể nói, một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển.
Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của người dân tiến bộ thì việc đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Người dân nhanh chóng nắm bắt được ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận người dân, đặc biệt là người lao động và người sử dụng lao động được nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH. Đặc biệt là nhận thức của các chủ sử dụng lao động và người lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Chính sách tiền lương - tiền công của nhà nước: Căn cứ theo tốc độ phát triển kinh tế trong nước cũng như trên thế giới, chính sách tiền lương tiền công cũng được điều chỉnh liên tục sao cho phù hợp với những thay đổi đó. Trong chế độ BHXH ở nước ta, tiền lương tiền công của người lao động và tổng quỹ lương của đơn vị sử dụng lao động được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Hàng năm, Chính phủ thường có Nghị định điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung. Qua đó tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng tăng theo. Sự biến động thường xuyên liên tục này làm cho công tác quản lý thu
gặp một số khó khăn nhất định. Nếu cán bộ làm công tác quản lý không nhạy bén với tình hình thực tế, chủ động, sáng tạo thì quỹ BHXH khó có thể đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, an toàn và tăng trưởng quỹ.
* Người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động hay các đơn vị hoạt động trên địa bàn có tham gia BHXH có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thu BHXH. Việc thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có đạt được kết quả tốt hay không còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động của các đơn vị trên địa bàn quản lý. Trình độ hiểu biết của người sử dụng lao động, khả năng hoạt động của các đơn vị trên địa bàn. Nếu các đơn vị trên địa bàn quản lý làm ăn tốt, thì khả năng chi trả tiền BHXH bắt buộc sẽ đơn giản. Việc đôn đốc thu sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt. Nhưng nếu nhiều đơn vị làm ăn không thuận lợi thì họ khó có tiền trả BHXH bắt buộc như vậy việc đòi nợ tiền BHXH bắt buộc sẽ khó khăn đối với cơ quan BHXH
* Người lao động
Trình độ của người lao động cũng ảnh hưởng đến quá trình thu BHXH . Nếu người lao động hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH thì họ sẽ biết đấu tranh với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi của mình. Tránh tình trạng người sử dụng lao động tìm cách trốn đóng BHXH cho người lao động
Ngoài ra, công tác thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chịu tác động của yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên môn hiện đại hay đã lỗi thời lạc hậu, sự quan tâm của các chủ thể liên quan đến chính sách... Vì vậy, để công tác thu BHXH nói