Các yếu tố ảnh hưởng thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5.Các yếu tố ảnh hưởng thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Quá trình thực hiện BHXH đối với KVKTNQD còn bộc lộ rất nhiều tồn tại còn ảnh hưởng đến thu BHXH ở khu vực này.

- Cơ chế thị trường: phần lớn chủ sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi nhuận, ít chăm lo đến lợi ích của người lao động hoặc là chưa hiểu, hoặc là trốn tránh trách nhiệm mà nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ việc này, coi thường pháp luật, bỏ rơi hay nói đúng hơn là ăn chặn quyền lợi chính đáng của người lao động. Dẫn đến quyền lợi chính đáng của người lao động ở khu vực này chưa được thực hiện đầy đủ.

- Công tác quản lý: chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc được hoạt động sản xuất kinh doanh, về sử dụng lao động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có những DNNQD đăng ký thành lập nhưng không đăng ký sử dụng lao động, hoặc không khai báo với cơ quan quản lý lao động, hoặc không có trụ sở giao dịch, hoặc không hoạt động, thành lập trong thời gian ngắn rối giải thể, sử dụng lao động không ký hợp đồng... là vấn đề nổi cộm trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay.

- Mức tiền lương, tiền công đăng ký trích nộp BHXH: Các doanh nghiệp thường tìm mọi cách để giảm số tiền phải đóng BHXH. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp đăng ký đóng tiền BHXH với mức tiền lương, tiền công rất cao để lạm dụng hưởng các chế độ BHXH. Lợi dụng kẽ hở trong Luật BHXH với những lao động hưởng trợ cấp Ốm đau, Thai sản...sau khi hưởng song chế độ họ chấm dứt hợp đồng lao động không đóng BHXH nữa.

- Suy thoái kinh tế: việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn cũng dẫn tới sự trốn tránh đóng BHXH, hoặc đóng không đầy đủ cho người lao động của các doanh nghiệp NQD. Mặt khác lương tối thiểu vùng áp dụng cho các DNNQD cũng tăng lên cao hơn rất lớn so với khu vực hành chính sự nghiệp chung nên các doanh nghiệp cũng rất khó khăn trong việc đảm bảo kinh phí đóng BHXH cho người lao động trong lúc sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn. Năm 2013 lương tối thiểu áp dụng cho khu vực hành chính sự nghiệp là 1.150.000 đồng, trong khi các DNNQD áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 1.800.000 đồng và 2.100.000 đồng [Nguồn: Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013].

- Số lượng DNNQD: ở nhiều tỉnh, thành phố chưa tham gia BHXH cho người lao động còn rất lớn. Hầu hết người lao động làm việc trong các khu vực này chưa nắm rõ Luật lao động, Luật BHXH, chưa hiểu hết được trách nhiệm và quyền lợi mà mình được hưởng về BHXH. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Họ chỉ quan tâm đến chủ doanh nghiệp trả lương bao nhiêu cho công việc họ làm chứ không quan tâm đến các quyền lợi khác khi mất việc làm hay rủi ro xảy ra.

- Đăng ký số lao động thấp hơn so với thực tế sử dụng lao động, không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng (mặc dù thường xuyên vẫn sử dụng lao động rất lớn) hoặc hợp đồng vụ việc...xuất phát từ việc người sử dụng lao động chưa có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động, ý thức chấp hành luật chưa nghiêm, phần lớn chưa tự giác, tìm mọi hình thức trốn tham gia BHXH và lách luật. Tình trạng các DNNQD nợ đọng tiền BHXH qua các năm còn lớn, năm sau số nợ bao giờ cũng cao hơn năm trước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)