5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm thu BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của
Thái Nguyên
Tại Thái Nguyên, tính tới 31/12/2013 có 1987 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng 241,72%, thu hút 48638 lao động, tăng 187,96% so với năm 2008 mới có 822 doanh nghiệp, thu hút 25876 lao động. Tính bình quân cho năm 2013 là mỗi doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng 24,47 lao động, trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm 38,55%, công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 33,85%, công ty cổ phần 20,43%, Tập thể 6,65%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,52%; quy mô của doanh nghiệp hầu hết là nhỏ, một số ít có quy mô vừa, số có quy mô lớn chiếm tỷ lệ thấp. [Nguồn: Cục Thống kê 2014].
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thái Nguyên xác định tầm quan trọng của việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động, không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH khu vực KTNQD, tỷ lệ tham gia năm sau cao hơn năm trước.
Các doanh nghiệp NQD ngày càng thể hiện tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Số lượng doanh nghiệp NQD ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp này đã thu hút được một số lượng lớn lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động ở đây cũng có nhu cầu và nguyện vọng được tham gia BHXH. Qua thực tế triển khai và thực hiện chế độ BHXH ở khu vực này đã thấy: chủ sử dụng lao động đã dần dần nhận thức được những lợi ích cũng như trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc đăng ký tham gia BHXH cho người lao động. Do đó số lượng lao động trong các doanh nghiệp NQD tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm.
Tại BHXH tỉnh cho thấy số tiền BHXH mà các doanh nghiệp NQD nợ hàng năm còn cao. Năm 2009 số tiền nợ chỉ bằng 2 tỷ đồng (chiếm 2,66% so với số tiền phải đóng BHXH). Đến năm 2013 số tiền nợ BHXH đã lên tới 5 tỷ đồng (chiếm 2,13% so với số tiền phải đóng BHXH).
Việc nợ đọng tiền BHXH xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn để sản xuất kinh doanh, có đơn vị đăng ký tham gia BHXH rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp Nhà nước rồi dừng đóng, có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên dừng đóng... Ngoài ra còn có một số trường hợp doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền BHXH nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động... không còn chủ sở hữu hoặc chưa có biện pháp để giải quyết số nợ này, phải treo nhiều năm.
Nhìn chung, tình trạng nợ đọng BHXH có giảm xong vẫn còn ở mức cao đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy tỷ lệ nợ đọng có giảm xong số tuyệt đối vẫn tăng, đây là một vấn đề nan giải, không thể giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp các ngành đặc biệt là cơ quan BHXH Việt Nam phải có những biện pháp hữu hiệu hơn trong tổ chức thu, góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHXH cho lao động ngoài quốc doanh.