Quản lý hàng tồn kho

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 62 - 63)

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, việc lưu trữ hàng tồn kho cũng khiến cho các chi phí bảo quản, lưu trữ tăng lên, ngoài ra việc hàng tồn kho bị ứ đọng lâu không tiêu thụ được khiến doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khá lớn và khoản dự phòng này đang tăng lên trong suốt giai đoạn 2011-2013. CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cần có những biện pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu tối đa các khoản chi phí đồng thời vẫn đảm bảo được tăng trưởng doanh thu.

CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng có thể áp dụng mô hình JIT (just in time approach) để quản lý hàng tồn kho. Để nâng cao hiệu quả mô hình JIT, công ty nên kí kết những hợp đồng thương mại lâu dài với các nhà cung cấp linh kiện điện tử để tránh trường hợp biến động giá quá lớn hay các nhà cung cấp bỏ dở việc phân phối gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hàng tồn kho, việc áp dụng mô hình JIT đã nếu ở trên cũng góp phần làm giảm mức tồn kho xuống do vật liệu, thiết bị chỉ được mua và xuất dùng khi có những đơn đạt hàng lớn hay đến giai đoạn cung ứng nhiều như giai đoạn đầu năm, cuối năm…từ đó lượng hàng tồn lại trong kho cũng được giảm thiểu ít nhiều. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tính đến biện pháp tiến hành thanh lý, giảm giá những mặt hàng cũ, không bán được lâu ngày để tiến tới duy trì khoản mục hàng tồn kho có tính cập nhật và không phải trích lập dự phòng giảm giá.

Giả sử, việc áp dụng mô hình JIT và những biện pháp trên đạt được hiệu quả, công ty không cần phải dự trữ vật liệu và hàng hóa nhiều nữa, khối lượng giảm 40%, dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm 50%, chi phí quản lý nguyên vật liệu trước đây được dùng cho việc ký kết các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn.

54

Bảng 3.5: Dự tính sự thay đổi về hàng tồn kho sau khi áp dụng giải pháp

Chỉ tiêu Năm 2013 Dự kiến sau thay

đổi

Hàng tồn kho (tỷ đồng) 9,352 3,127

Chi phí GVHB tiết kiệm được (từ dự phòng giảm giá

HTK) (tỷ đồng) 0 26,669

GVHB (tỷ đồng) 99,568 72,899

Hàng tồn kho bình quân (tỷ đồng) 5.49 4,892

Số vòng quay HTK (vòng) 20,44 36,282

Thời gian quay vòng HTK (ngày) 18 22,417

Lợi nhuận sau thuế tăng thêm (tỷ đồng) 1,707 4,736

Nguồn: Tính toán trên báo cáo tài chính của Công ty

Từ đây, có thể thấy sau khi áp dụng những biện pháp quản lý HTK, công ty không những có thể cải thiện được một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng HTK mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định giúp làm gia tăng lợi nhuận sau thuế từ đó nâng cao tỷ suất sinh lời.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 62 - 63)