Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn chung

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 46 - 71)

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

a. Doanh thu thuần đ 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641

b. Lợi nhuận sau thuế đ 17.702.225.589 4.058.665.980 6.735.309.716

c. Tổng nguồn vốn BQ đ 33.479.451.716 58.596.476.598 73.591.078.652 d. Nợ phải trả BQ đ 8.703.914.814 19.621.534.165 31.319.115.741 e. EBIT đ 21.457.243.137 4.937.739.052 8.722.058.583 f. Lãi vay đ - 35.875.435 82.673.519 g. Vòng quay vốn trong kì (g=a/c) lần 1,21 1 1,52 h. Hệ số nợ (h=d/c*100) % 26 33,49 42,56 i. Tỉ suất tự tài trợ (i=100-h) % 74 66,51 57,44

j. Hệ số thanh toán lãi

vay (j=e/f) lần - 137,64 105,5

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty

Hình 2.4: Chỉ tiêu vòng quay vốn trong kì của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành Điện lực

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công tyvà www.avsc.com.vn

1,21 1 1,52 0,96 0,9 0,84 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 2011 2012 2013 CTCP PTS Ngành điện lực

38

Vòng quay vốn bình quân trong kì: chỉ tiêu này của Công ty từ 1,21 vòng ở năm 2011 giảm xuống còn 1 vòng vào năm 2012, và lại tăng lên đạt 1,52 vòng vào năm 2013. Nguyên nhân vòng quay vốn bình quân trong kì của năm 2012 giảm là do tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của vốn bình quân trong kì năm 2012, và trong năm 2013 thì ngược lại, tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của vốn bình quân trong kì, dẫn đến vòng quay vốn bình quân trong kì của năm 2013 tăng thêm 0,52 vòng.. Nhìn chung với chỉ số vòng quay tổng nguồn vốn trong kì của Công ty cả ba năm đều lớn hơn 1, có thể nhận xét đây là một dấu hiệu tốt, Công ty đang đảm bảo được tình hình sử dụng tài sản của mình ở mức hợp lý và hiệu quả trong các năm. Cụ thể, năm 2011 cứ mỗi đồng vốn đưa vào SXKD thì chỉ tạo ra 1,21 đồng doanh thu, năm 2012 thì số doanh thu tạo ra từ một đồng vốn là 1, và đến năm 2013 thì một đồng vốn tạo ra 1,52 đồng doanh thu. Nhìn trên hình 2.5, ta có thể thấy được chỉ tiêu này của Công ty hiện đang cao hơn với chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành Điện lực.

Hệ số nợ: hệ số này của Công ty đang tăng dần qua các năm, từ 26% của năm 2011 lên đến 33,49% vào năm 2012 và 42,56% vào năm 2013. Năm 2011 để sử dụng 1 đồng vốn thì Công ty phải đi vay nợ 0,26 đồng, nhưng sang 2012 thì phải vay 0,33 đồng và năm 2013 phải vay 0,42 đồng. Như vậy ta có thể thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty đang ngày một kém đi. Tuy nhiên, thật khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp của doanh nghiệp, vì hệ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60). Như vậy với hệ số nợ hiện tại của năm 2013 là 42,56% thì vẫn có thể chấp nhận được.

Tỉ suất tự tài trợ: chỉ tiêu này đang giảm dần qua các năm, năm 2011 tỉ suất tự tài trợ của Công ty là 74%, năm 2012 là 66,51% và năm 2013 là 57,44%.Tỉ số này giảm dần thể hiện tính an toàn, sự đảm bảo của Công ty cho các món nợ đang ngày một giảm đi, nhưng cũng đồng thời thể hiện cho ta thấy Công ty hiện tại đang tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng là “con dao hai lưỡi”, Công ty cần phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn để tận dụng tích cực công cụ này.

Hệ số thanh toán lãi vay: hệ số thanh toán lãi vay của Công ty cũng có dấu hiệu giảm dần qua 2 năm, tuy nhiên nó vẫn nằm ở mức rất cao, năm 2012 là 137,64 lần, còn năm 2013 là 105,5 lần. Hệ số này cho ta thấy khả năng sinh lợi của Công ty đang ở mức cao, Công ty đang đảm bảo được khả năng thanh toán và trả các khoản nợ.

39

2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động

2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung trong sử dụng vốn lƣu động của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

a. Doanh thu thuần đ 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641

b. Lợi nhuận sau thuế đ 17.702.225.589 4.058.665.980 6.735.309.716

c. Vốn lƣu động BQ đ 33.453.432.237 57.536.747.854 71.840.916.625

d. Vòng quay VLĐ

(d=a/c) lần 1,21 1,02 1,56

e. Kì luân chuyển VLĐ

(e=360/d) ngày 298 354 230

f. Tỉ suất lợi nhuận VLĐ

(f=b/c) % 52,92 7,05 9,38

g. Hệ số đảm nhiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VLĐ (g=c/a) lần 0,83 0,98 0,64

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty

Vòng quay vốn lƣu động trong kỳ: cho ta biết trong một năm vốn lưu động đem vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu lần (vòng), hoặc nói theo cách khác là một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng cao thì càng tốt đới với doanh nghiệp. Năm 2011, số vòng quay của Công ty là 1,21 lần, năm 2012 là 1,02 lần và năm 2013 là 1,56 lần. Điều này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ của Công ty đang được cải thiện và ngày một tốt lên. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu trong kì cao hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân, dẫn đến hệ số này của doanh nghiệp tăng theo.

Kì luân chuyển vốn lƣu động:

Cho biết tốc độ chu chuyển của VLĐ là nhanh hay chậm. Năm 2011, vòng quay VLĐ của Công ty là 1,21 lần ứng với thời gian luân chuyển là 298 ngày. Năm 2012 vòng quay VLĐ là 1,02 lần ứng với thời gian thực hiện 1 kỳ luân chuyển là 354 ngày, tăng 56 ngày/1 kỳ luân chuyển. Năm 2013 vòng quay là 1,56 ứng với thời gian 1 kỳ luân chuyển là 230 ngày, tăng 124 ngày/1 kỳ luân chuyển so với năm 2012. Như vậy, năm 2013 số vòng quay VLĐ tăng cao tương ứng với thời gian luân chuyển VLĐ cũng tăng mạnh. Kết quả này phản ánh rằng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp đã được tận dụng và triệt để vào sản xuất và lưu thông.

40

Hình 2.5: Kì luân chuyển VLĐ của Công ty giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động: chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, bị ảnh hưởng bởi kết quả SXKD và lượng VLĐ bỏ ra trong kì. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị của VLĐ bỏ ra trong kỳ đem lại bao nhieu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt, VLĐ tạo ra nhiều lãi ròng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong năm 2012, tỉ số này của công ty đã giảm từ 52,92% xuống còn 7,05%, chứng tỏ trong năm 2012 CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng đã phải sử dụng quá nhiều VLĐ nhưng lại tạo ra ít lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2012 kém. Nhưng nhìn nhận theo khách quan, do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái & do các dự án xây dựng – bất động sản đóng băng đã kéo theo hàng loạt công ty liên quan đến ngành Điện lực và Xây dựng bị ảnh hưởng, và CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cũng nằm trong số đó. Nhưng thật đáng mừng là nhờ chính sách quản lý vốn lưu động tốt nên tỉ suất lợi nhuận trên vốn lưu động năm 2013 của Công ty đã tăng lên thành 9,38%. Như vậy có thể thấy tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động của Công ty biến động mạnh qua các năm trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn định, vì vậy CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cần có chiến lược độc đáo và hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động, góp phần tăng lợi nhuận để tạo một vị thế vững chắc trên thị trường.

Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động: trong năm 2011, để có được một đồng vốn luân chuyển thì cần phải có 0,83 đồng VLĐ, năm 2012 cần 0,98 và năm 2013 cần 0,64. Hệ số này càng nhỏ thì càng chứng tỏ được rằng hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Như vậy qua số liệu tính toán của ba năm 2011,

298 354 230 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2011 2012 2013 Đvt: ngày

41

2012, và 2013, ta nhận thấy rằng CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng đang cải thiện được năng lực sử dụng VLĐ của mình, số vốn tiết kiệm được ngày càng nhiều. Công ty cần cố gắng duy trì và phát huy năng lực này trong thời gian tới.

2.3.2.2. Đánh giá về khả năng hoạt động

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

a. Doanh thu thuần đ 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641

b. Hàng tồn kho BQ đ 921.245.047 1.686.633.985 5.490.282.955

c. Các khoản phải thu

BQ đ 25.793.475.012 47.078.609.818 44.571.983.399

d. Vòng quay HTK

(d=a/b) lần 43,82 34,73 20,44

e. Thời gian luân chuyển

kho trung bình (e=360/d) ngày 8 10 18

f. Vòng quay các KPT

(f=a/c) lần 1,57 1,24 2,52

g. Kì thu tiền bình quân

(g=360/f) ngày 230 289 143

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty

Số vòng quay hàng tồn kho: cho biết trong một năm kho của Công ty quay được bao nhiêu lần. Năm 2011, kho của Công ty quay được 43,82 vòng, năm 2012 quay được 34,73 vòng. Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm đi vì giá trị tăng thêm trong năm của hàng tồn kho bình quân nhiều hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần. Sang năm 2013 thì kho của Công ty chỉ còn quay được 20,44 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ Công ty hoạt động SXKD có hiệu quả, nhưng qua phân tích thì trong ba năm hoạt động 2011-2013 chỉ tiêu này lại đang giảm trầm trọng. Do trong năm 2013 Công ty thực hiện nhập hàng nhiều để phục vụ việc buôn bán của mình, cho nên giá trị hàng tồn kho bình quân trong năm 2013 tăng cao hơn hẳn so với năm 2011 và 2012. Cần phải nói rằng từ năm 2012 Công ty bắt đầu buôn bán mặt hàng mới là linh kiện điện tử vi tính, lượng hàng nhập về nhiều cộng với giá vốn lớn nên giá trị hàng tồn kho được thể hiện trong bảng cân đối kế toán lớn hơn so với hai năm trước. Trị giá hàng tồn kho lớn giúp Công ty an toàn trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa, nhưng hàng tồn kho lại có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian luân chuyển kho trung bình: cho biết cứ bao nhiêu ngày thì hàng trong kho lại được luân chuyển một lần. Năm 2011 cứ 8 ngày thì kho lại được luân chuyển một lần, năm 2012 là 10 ngày và năm 2013 tăng lên thành 18 ngày. Thời gian

42

luân chuyển kho trung bình của Công ty đang có xu hướng tăng lên, dù vậy nhìn chung là ngắn. Tuy vậy trong dài hạn, Công ty cần tìm cách cải thiện thời gian luân chuyển kho nhằm cắt giảm các chi phí liên quan tới việc lưu kho, và đi đôi với việc cải thiện thời gian luân chuyển kho Công ty cần lưu tâm tới việc bảo quản và luân chuyển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho.

Hình 2.6: Thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty

Vòng quay các khoản phải thu: vòng quay các khoản phải thu của Công ty có sự biến đổi qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 1,57 lần, năm 2012 là 1,24 lần và năm 2013 là 2,52 lần. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần qua các năm cao hơn tốc độ năng của các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn nên dẫn đến vòng quay các khoản phải thu tăng lên. Chỉ số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao, tức là khách hàng trả nợ doanh nghiệp càng nhanh. Do đó, Công ty cần tiếp tục duy trì chính sách tín dụng của mình để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, góp phần làm tăng thêm vòng quay các khoản phải thu, tuy nhiên khi thực hiện các chính sách tín dụng nới lỏng thì phải có chiến lược quản lý tốt để tránh tình trạng nợ khó đòi xảy ra.

Kì thu tiền bình quân: năm 2011 là 230 ngày, năm 2012 tăng lên thành 289 ngày và năm 2013 chỉ còn 143 ngày. Năm 2013 cho ta thấy một dấu hiệu tốt đối với Công ty, khi mà các khoản phải thu được khách hàng thanh toán rất nhanh chóng. Thời gian thu tiền thấp thể hiện việc doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, không phải chịu áp lực huy động vốn để Công ty đầu tư. Tuy nhiên Công ty cần phải có chiến lược hợp lý hơn nữa nhằm giảm kỳ thu tiền bình quân, quản lý tốt các khoản phải thu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

8 10 18 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2011 2012 2013 Đvt: ngày

43

Hình 2.7: Kì thu tiền bình quân của Công ty

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty 2.3.2.3. Đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

a. Vốn lƣu động BQ đ 33.453.432.237 57.536.747.854 71.840.916.625

b. Hàng tồn kho BQ đ 921.245.047 1.686.633.985 5.490.282.955

c. Tiền và các khoản

tƣơng đƣơng tiền BQ đ 5.278.795.810 2.210.759.442 12.966.395.427 d. Nợ ngắn hạn BQ đ 8.703.914.814 19.621.534.165 31.319.115.741 e. Khả năng TT hiện hành (e=a/d) lần 3,84 2,93 2,29 f. Khả năng TT nhanh (f=(a-b)/d) lần 3,74 2,85 2,12 g. Khả năng TT tức thời (g=c/d) lần 0,61 0,11 0,41

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty

Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty giảm dần qua các năm, từ 3,84 lần của năm 2011 xuống còn 2,93 lần vào năm 2012, và giảm xuống còn 2,29 lần vào năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn lưu động chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Như vậy, chỉ tiêu này cho biết, trong năm 2011, mỗi một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có 3,84 đồng vốn lưu động có thể sử dụng để thanh toán, năm 2012 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 2,93 đồng vốn lưu động để thanh toán và năm 2013 thì tỉ số này là 2,29. Mặc dù hệ số thanh toán hiện hành của Công ty đang giảm dần qua các năm nhưng vẫn lớn hơn 1. Hệ số này lớn hơn 1 chứng

230 289 143 0 50 100 150 200 250 300 350 2011 2012 2013 Đvt: ngày

44

tỏ giá trị vốn lưu động của Công ty vẫn lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, điều đó cho thấy nguồn vốn lưu động của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên phải nhận định rằng khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đang giảm dần.

Khả năng thanh toán nhanh: tương tự như khả năng thanh toán hiện hành, hệ số này của doanh nghiệp cũng giảm dần qua các năm. Năm 2012 giảm từ 3,74 xuống còn 2,85 lần và năm 2013 lại tiếp tục giảm xuống còn 2,12 lần. Do hệ số khả năng thanh toán nhanh không bao gồm hàng tồn kho, mà tốc độ tăng của vốn lưu động lại không bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, hơn nữa lượng hàng tồn kho của Công ty lại tăng mạnh vào năm 2013, do đó dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm. Nhưng tỷ số này của cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ rằng giá trị vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 46 - 71)