Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 58 - 60)

3.2.1. Thông qua mô hình Dupont

Khi một công ty đã bước vào kinh doanh thì có thể nói mục tiêu chính của nó đó chính là thu được lợi nhuận. Nhưng vẫn phải đảm bảo được tối đa hiệu quả sử dụng vốn. Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản, nguồn vốn, phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty, phân tích các chỉ tiêu tình hình tài chính của công ty rồi so sánh với trung bình ngành xây dựng.Từ những phân tích trên ta có thể khái quát lại tình hình sử dụng vốn của công ty qua mô hình Dupont.

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Muốn lý giải những thay đổi trong quá khứ của chỉ tiêu ROA của Công ty, hay

50

dự báo giá trị tương lai của ROA thì cần phải lưu ý đến các chỉ tiêu lợi nhuận ròng, doanh thu và tổng tài sản của Công ty. Những phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp ta hiểu rõ nguyên nhân

Bảng 3.1: Phân tích ROA và ROE theo phƣơng pháp Dupont

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (1) (2) (3) (2)-(1) % (3)-(2) % ROS (%) 43,85 6,93 6 (36,92) (84) (0,93) (13) Vòng quay vốn trong kì (vòng) 1,21 1 1,52 (0,21) (0,17) 0,52 0,52 Tổng nguồn vốn/VCSH (lần) 1,35 1,54 1,78 0,19 0,14 0,24 0,16 ROA (%) 52,87 6,93 9,15 (45,94) (0,87) 2,22 0,32 ROE (%) 71,45 10,69 16,32 (60,76) (0,85) 5,63 0,53

Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty

Ta có thể thấy ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và số vòng quay vốn trong kì. Như đã tính toán ở trên, ROA của CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng giảm trong năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 là do ảnh hưởng của sự sụt giảm của ROS và sự gia tăng vòng quay vốn trong kì. Trong đó ROS tăng do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả hơn và thu được doanh thu từ các hoạt động khác, số vòng quay tài sản tăng do doanh thu thuần tăng lên qua các năm trong khi tổng tài sản giảm.

VCSH là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, do đó ROE phụ thuộc vào ROA và tỷ lệ nguồn vốn trên VCSH. Các chỉ số như ROS và vòng quay vốn trong kì tăng giảm đối nghịch nhau, đây chính là nguyên nhân khiến ROE và ROA biến động trong 3 năm, nói cụ thể hơn là giảm trong năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013.

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng vốn. Nâng cao số vòng quay vốn trong kì, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của nguồn vốn.

51

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 58 - 60)