Quản lý khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 60 - 62)

Qua phân tích quy mô khoản phải thu qua các năm cũng như vòng quay khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân, có thể thấy việc tăng lên liên tục của khoản phải thu khách hàng và thời gian thu tiền bình quân ảnh hưởng không tốt đến quay vòng tiền và cơ hội đầu tư do công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Vì vậy, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng nên tiến hành những giải pháp nhằm giảm tỷ trọng khoản phải thu khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi công nợ, giảm khoản vốn bị chiếm dụng cải thiện lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và quan trọng nhất là tránh được rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên việc thu hồi được hết các khoản nợ không phải là công việc dễ dàng với doanh nghiệp đặc biệt với những khách hàng có nhiều rủi ro trong thanh toán. Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống trong việc chọn lựa cấp tín dụng cho khách hàng.

Ta có thể sử dụng mô hình điểm số của Altman. Đây là mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng. Mô hình này thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm và đo lường xác suất vỡ nợ thông qua đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro với khách hàng:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6 X4 + 1X5 Bảng 3.2: Mô hình điểm số của Altman

Biến số Trọng số

VLĐ ròng/ Tổng tài sản (X1) 1,2

LN giữ lại/ Tổng tài sản (X2) 1,4

LN trước thuế và lãi/ Tổng tài sản (X3) 3,3 Thị giá CP/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn (X4) 0,6

Doanh thu/ Tổng tài sản (X5) 1

Z càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. Trong đó: Z > 2,99: khách hàng trong vùng an toàn

52

1,81 < Z < 2,99: khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Z < 1,81: khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Đối với khách hàng thuộc nhóm có

Z > 2,99 có thể cấp tín dụng, bán hàng trả chậm. Với nhóm khách hàng thứ hai, việc cấp tín dụng cần được xem xét ở một mức độ nhất định và xác định thường xuyên mức độ an toàn của khách hàng. Với nhóm khách hàng có Z < 1,81, doanh nghiệp không nên cấp tín dụng hay bán hàng trả chậm vì dễ dẫn đến rủi ro thu hồi công nợ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể áp dụng thêm chính sách chiết khấu nhằm tạo động lực thanh toán sớm của khách hàng từ đó giảm thiểu khoản phải thu khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh. Giả sử tỷ lệ chiết khấu thanh toán có thể được áp dụng như sau:

Bảng 3.3: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán

Nhóm Thời gian thanh toán (ngày) Tỷ lệ chiết khấu (%)

1 Trả ngay 2,6

2 1 - 30 1,8

3 30 - 60 1

4 60 - 90 0,8

5 90 -100 0,3

Giả định, việc áp dụng biện pháp trên giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn khoản phải thu, năm 2013, các khoản phải thu giảm xuống 10%, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng ít gặp rủi ro hơn trong thu nợ và hoàn nhập được 60% dự phòng hiện tại, khoản chi phí sử dụng để thu nợ được dùng cho công tác phân tích, chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Ta đánh giá lại khoản phải thu như sau:

Bảng 3.4: Đánh giá lại khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp

Chỉ tiêu Năm 2013 Dự kiến sau thay đổi

Phải thu khách hàng (tỷ đồng) 35,235 26,375

Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 2,52 3,85

Thời gian thu tiền bình quân (ngày) 143 94,8

Chi phí dự phòng (Chi phí QLDN) (tỷ đồng) 3,796 2,211

Chi phí chiết khấu thanh toán (triệu đồng) 0 378

Lợi nhuận sau thuế tăng thêm (tỷ đồng) 2,676 6,892 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tính toán trên báo cáo tài chính của Công ty

Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống chọn lựa cấp tín dụng và chiết khấu thanh toán cho khách hàng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản phải thu, bên cạnh

53

đó hạn chế được các khoản dự phòng phải trích lập trong kỳ, từ đó giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng được cải thiện và doanh nghiệp có điều kiện chi trả trong kỳ tốt hơn, ít phải sử dụng dự trữ tiền mặt hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 60 - 62)