Thực trạng cơ cấu tài sản – nguồn vốn của CTCP giải pháp kỹ thuật năng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 37 - 38)

lƣợng giai đoạn 2011-2013

Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn chiếm dụng trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh; đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị là với số vốn đã huy động được, doanh nghiệp phải sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, tức là đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động tài chính (xét trên góc độ huy động và sử dụng vốn) gắn chặt với hiệu quả sử dụng vốn, có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao được hiệu quả hoạt động tài chính, mới thúc đẩy được hoạt động tài chính phát triển. Trên một khía cạnh khác, hiệu quả sử dụng vốn lại phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Bằng việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những người sử dụng thông tin theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn.

Qua bảng báo cáo kết quả SXKD, ta đã khái quát được tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm hoạt động. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty ta cần tiến hành phân tích các chỉ số tài chính.

29

Bảng 2.2: Cơ cấu VLĐ và VCĐ của công ty trong giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Đồng) Tỷ trọng (%) VLĐ 49.165.260.494 99,85 65.908.235.213 99,9 77.773.598.036 98,2 VCĐ 52.038.958 0,15 67.418.530 0,1 1.432.905.525 1,8 Tổng vốn 49.217.299.452 100 65.975.653.743 100 79.206.503.561 100

Nguồn: Tự tổng hợp từ Bảng cân đối kế toán

Trong tình hình sản xuất kinh doanh chung của công ty thì kết cấu vốn có sự biến đổi qua các năm. Sự biến đổi này có thể là tăng hoặc giảm nguồn vốn của công ty. Đánh giá được tình hình nguồn vốn của công ty có thể cho thấy được sơ lược quy mô hoạt động của công ty. Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Đầu tư dài hạn sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.

Qua bảng 2.2 ta thấy có sự gia tăng về tổng vốn kinh doanh qua các năm. Năm 2012 VLĐ của Công ty tăng mạnh 34%, VCĐ cũng tăng gần 30%. Sang năm 2013 thi VLĐ của Công ty chỉ nhích nhẹ thêm khoảng 2%, nhưng VCĐ của Công ty lại tăng vọt thêm 2025.4%, mức tăng giá trị VLĐ được ghi nhận đạt giá trị 1.365.486.995 đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của công ty thì VLĐ chiếm gần như toàn bộ. Trong 3 năm từ 2011 đến 2013, VLĐ lẫn VCĐ của Công ty đều gia tăng. Cơ cấu VLĐ của Công ty trong 3 năm liền đều chiếm hơn 98% tổng nguồn vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 37 - 38)