Tình hình tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 38 - 43)

30

Bảng 2.3: Tình hình tài sản lƣu động của Công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

(A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2)

A. TÀI SẢN LƢU ĐỘNG 49.165.260.494 65.908.235.213 77.773.598.036 16.742.974.719 34,05 11.865.362.823 18 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng

tiền 2.833.307.562 1.588.211.321 24.344.579.532 (1.245.096.241) (43,94) 22.756.368.211 1.432,83

- Tiền 2.833.307.562 1.588.211.321 24.344.579.532 (1.245.096.241) (43,94) 22.756.368.211 1.432,83

II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn

hạn 1.500.000.000 8.500.000.000 6.000.000.000 7.000.000.000 466,67 (2.500.000.000) (29,41)

- Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.500.000.000 8.500.000.000 6.000.000.000 7.000.000.000 466,67 (2.500.000.000) (29,41)

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 42.785.151.239 51.372.068.396 37.771.898.401 8.586.917.157 20,07 (13.600.169.995) (26,47)

- Phải thu khách hàng 6.697.782.350 28.627.375.960 35.235.611.123 21.929.593.610 327,42 6.608.235.163 23,08 - Trả trước người bán 1.059.327.737 3.584.903.186 2.197.483.659 2.525.575.449 238,41 (1.387.419.527) (38,70) - Các khoản phải thu khác 35.028.041.152 19.159.789.250 338.803.619 (15.868.251.902) (45,3) (18.820.985.631) (98,23)

IV. Hàng tồn kho 1.744.990.094 1.628.277.875 9.352.288.035 (116.712.219) (6,69) 7.724.010.160 474,37

- Hàng tồn kho 1.744.990.094 1.628.277.875 9.352.288.035 (116.712.219) (6,69) 7.724.010.160 474,37

V. Tài sản lƣu động khác 301.811.599 2.819.677.621 304.832.068 2.517.866.022 834,25 (2.514.845.553) (89,19)

- Chi phí trả trước ngắn hạn 301.811.599 23.454.754 191.892.638 (278.356.845) (92,23) 168.437.884 718,14

- Thuế GTGT được khấu trừ - 2.796.222.867 - 2.796.222.867 - (2.796.222.867) (100)

- Tài sản ngắn hạn khác - - 112.939.430 - - 112.939.430 -

31

Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động là các khoản phải thu khách hàng. Năm 2011, các khoản phải thu khách hàng chiếm đến 87% trong cơ cấu vốn. Đến năm 2012 giảm xuống còn 78%, năm 2013 là 43.56%. Trong kinh doanh thì việc chiếm dụng vốn qua lại giữa các công ty là điều hiển nhiên, nhưng chiếm dụng ở mức nào là vừa phải. Ngoài các khoản phải thu thì công ty còn chịu chi phối bởi lượng tiền, hàng tồn kho

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là cao đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên, giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên có số dư quá cao mà nó cần được đưa vào sản xuất kinh doanh để tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Qua các năm, tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động. Năm 2012 giảm xuống 1.588.211.321 đồng, năm 2013 lại tăng lên 24.344.579.532 đồng. Trong cơ cấu vốn lưu động, thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng thấp nhất. Năm 2013 lượng tiền mặt tăng mạnh do doanh nghiệp đẩy mạnh dự trữ tiền mặt, chuẩn bị cho việc nhập mua số lượng lớn hàng hóa, cụ thể ở đây là nhập mua các linh kiện điện tử, thiết bị vi tính chất lượng cao từ Thái Lan và Nhật Bản.

Các khoản phải thu ngắn hạn: các khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty là 42.785.151.239 đồng, năm 2012 tăng lên 51.372.068.396 đồng, và giảm xuống còn 37.771.898.401 vào năm 2013. Khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 giảm 26% so với năm 2012, và giá trị khoản phải thu ngắn hạn này thậm chí còn thấp hơn cả năm 2011. Tuy nhiên trong các khoản phải thu ngắn hạn thì các khoản phải thu khách hàng chiếm cơ cấu ngày một tăng dần qua các năm. Đây là một dấu hiệu không tốt cho Công ty, vì nó chứng tỏ rằng nhiều khách hàng đã không thanh toán đúng hạn, thể hiện việc hoạt động kinh doanh của họ không tốt, đồng thời cũng cho ta thấy Công ty hiện tại quản lý vốn chưa được hiệu quả, nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng ở mức cao. Khi bị chiếm dụng vốn nhiều sẽ phát sinh chi phí quản lý nợ, rủi ro nợ khó đòi tăng cao. Mặc dù nền kinh tế khó khăn, Công ty đã cho khách hàng nợ để góp phần thu hút thêm khách hàng, nhưng để bị chiếm dụng nhiều như vậy thì thực sự rất nguy hiểm. Công ty cũng cần phải có nhiều vốn để đầu tư cho hoạt động SXKD, việc tránh tình trạng số dư khoản phải thu quá cao khiến cho Công ty thiếu vốn và bị đình trệ sản xuất là việc vần thiết.

Hàng tồn kho: qua bảng 2.3, ta thấy trong 2 năm đầu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá thấp trong cơ cấu tài sản của công ty, trong năm 2013 thì chiếm tỷ trọng tương đối. Trong năm 2011, hàng tồn kho có giá trị 1.744.990.094 đồng, chiếm 3,55%

32

trong cơ cấu tài sản của Công ty. Lượng hàng tồn kho giảm 6,7% vào năm 2012 do tiêu thụ tốt sản phẩm. Nhưng đến năm 2013 thì hàng tồn kho lại có sự gia tăng trở lại, tăng lên mức giá trị 9.352.288.035 đồng, tức tăng xấp xỉ 474,37%. Lượng hàng tồn kho năm 2012 giảm nhẹ do hai nguyên nhân chính: Lượng hàng tồn kho cũ của năm 2011 được doanh nghiệp giải quyết, đồng thời các mặt hàng mới của quá trình mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhập vào số lượng hạn chế nhằm thăm dò thị trường, dẫn đến lượng hàng tồn kho của Công ty giảm 6,7%. Nhưng sang năm 2013, do nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đồng thời tìm được một số lượng khách hàng lớn nên Công ty đầy mạnh nhập hàng để phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán, dẫn đến lượng hàng tồn kho tăng mạnh. Điều này cũng phần nào thể hiện được việc gia tăng giá vốn hàng bán rất nhanh trong bảng 2.1 bên trên.

Tài sản lƣu động khác: bảng 2.3 cho thấy được TSLĐ khác của Công ty có phần giảm qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động nên không ảnh hưởng lớn đến công ty.

33

Bảng 2.4: Tình hình biến động TSDH của Công ty trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

(A) (1) (2) (3) (4)=(2)-(1) (5)=(4)/(1) (6)=(3)-(2) (7)=(6)/(2)

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 52.038.958 67.418.530 1.432.905.525 15.379.572 29,55 1.365.486.995 2.025,39

I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - -

II. Tài sản cố định 31.232.783 67.418.530 - 36.185.747 115,86 (67.418.530) (100)

- Tài sản cố định hữu hình 31.232.783 67.418.530 - 36.185.747 115,86 (67.418.530) (100)

+ Nguyên giá 34.615.640 81.501.913 - 46.886.273 135,45 (81.501.913) (100)

+ Hao mòn lũy kế (3.381.857) (14.083.383) - (10.701.526) 316,44 14.083.383 (100)

III. Bất động sản đầu tƣ - - - - - - -

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài

hạn - - 1.073.973.000 - - 1.073.973.000 -

- Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh - - 1.073.973.000 - - 1.073.973.000 -

V. Tài sản dài hạn khác 20.806.175 - 358.932.525 (20.806.175) (100) 358.932.525 -

- Chi phí trả trước dài hạn 20.806.175 - 358.932.525 (20.806.175) (100) 358.932.525 -

34

Trong năm 2011, tài sản cố định của Công ty có giá trị 31.232.783 đồng, chiếm chiếm 60% tỷ trọng TSDH của Công ty, còn lại là các chi phí trả trước dài hạn khác chiếm 40%. Năm 2012, tài sản cố định tăng 115,86% đạt giá trị 67.418.530 đồng, chiếm 100% cơ cấu TSDH của Công ty. Sang năm 2013, các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 75%, còn lại là chi phí trả trước dài hạn chiếm 25%, không có tài sản cố định. Giải thích cho việc này là do sau 2012, Công ty hoàn tất việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất Công ty có đầu tư góp vốn vào CTCP Việt Mông. Theo đó, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng sẽ mua lại quyền nhận cổ phần của CTCP Đầu tư xây dựng Hà Nội 5% vốn góp của CTCP Việt Mông với giá trị chuyển nhượng là 1 tỷ đồng, sau đó Công ty tiếp tục góp vốn đợt 1 và đợt 2 số tiền lần lượt là 50 triệu đồng và 23,973 triệu đồng theo thông báo góp vốn và thỏa thuận giữa các cổ đông, tương ứng với tỷ lệ vốn góp 5% của Công ty.

Có thể thấy được rằng các TSDH do có đặc điểm là thời gian sử dụng lâu dài và phục vụ quá trình sản xuất nên việc mua sắm loại tài sản này không được thường xuyên. Công ty trong năm 2013 đã bán hết TSCĐ của mình, chuyển sang hình thức thuê hoạt động nên TSCĐ được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của năm 2013 mang giá trị bằng 0. Tuy nhiên trong dài hạn, Công ty cần thay đổi chiến lược của mình, nên đầu tư vào TSCĐ thay vì đi thuê hoạt động, để đảm bảo cho quá trình hoạt động SXKD của mình được diễn ra trơn tru, ổn định.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng (Trang 38 - 43)