KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT HẠN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 72 - 106)

3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT HẠN

CHẾ HIỆN TƢỢNG RỤNG QUẢ

3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất chất lượng hồng

3.3.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất

Nhiều nghiên cứu đã xác định nếu cắt tỉa đúng cách sẽ tạo ra đƣợc những cành có sức sinh trƣởng mạnh góp phần nâng cao năng suất của vụ quả năm sau, thậm chí có thể gấp 2 lần so với vụ quả năm trƣớc. Cắt tỉa cũng là biện pháp điều chỉnh cành lá phân bố đều trong tán để hấp thu tối đa năng lƣợng ánh sáng mặt trời. Cắt tỉa giúp cho cây trồng sử dụng ánh sáng triệt để hơn qua đó tạo ra nguồn năng lƣợng nhiều hơn để cung cấp cho cây trồng.

Đối với các giống hồng nói chung và giống hồng Gia Thanh nói riêng, việc ra hoa đực, hoa cái hay hoa lƣỡng tính phụ thuộc rất nhiều vào tình hình sinh trƣởng của cành. Nếu cành sinh trƣởng khoẻ, số hoa cái sẽ nhiều hơn, ngƣợc lại nếu cành sinh trƣởng yếu, hoa đực sẽ chiếm ƣu thế. Tỷ lệ hoa đực và hoa cái lại có liên quan mật thiết đến tỷ lệ đậu quả của cây,

Trong quá trình theo dõi, nghiên cứu về cây hồng Gia Thanh, cho thấy hầu hết vƣờn hồng đang đƣợc trồng ở dạng tự nhiên cắt tỉa không thƣờng xuyên làm ảnh hƣởng rất nhiều đến năng suất.

Kết quả theo dõi ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến tình hình ra hoa và đậu quả của cây hồng đƣợc trình bày qua bảng 3.14. Thời gian ra hoa của cả 3 công thức thí nghiệm không có sự sai khác nên có thể kết luận các biện pháp cắt tỉa khác nhau không ảnh hƣởng đến thời gian ra hoa của cây hồng Gia Thanh

Bảng 3.14: Biện pháp cắt tỉa ảnh hƣởng của đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất

Chỉ tiêu Công thức

Tổng số hoa/cành

(hoa)

Hoa cái + hoa

lƣỡng tính Số quả đậu/cành (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) Số lƣợng (hoa) Tỷ lệ (%)

Cắt tỉa sau thu hoạch 388,13 135,14 34,82 13,63 10,08 Cắt tỉa thƣờng xuyên 383,54 144,30 37,62 15,00 10,40 Không cắt tỉa (Đ/C) 414,60 121,88 29,40 11,57 9,50

CV% 1,60 3,60 2,00 3,90 3,30

LSD05 13,90 11,03 1,50 1,19 0,7

Qua bảng 3.14 cho ta thấy tổng số hoa/cành giữa các công thức áp dụng các biện pháp cắt tỉa không có sự sai khác so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Số lƣợng hoa lƣỡng tính + hoa cái giữa các công thức áp dụng biện pháp cắt tỉa thƣờng xuyên đạt trung bình 160,33 hoa/cành theo dõi, cao hơn so với đối chứng 24,91 hoa, sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.

Số quả đậu trên cành sau đợt rụng quả sinh lý lần 2 ở công thức cắt tỉa thƣờng xuyên đạt ở mức cao nhất (15,00 quả) cao hơn so với không cắt tỉa 3,43 quả; ở công thức cắt tỉa sau thu hoạch số quả trên cành theo dõi 13,63 quả, cao hơn so với đối chứng 1,79 quả, sự sai khác ở mức ý nghĩa 95%.

Việc sử dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng tỷ lệ đậu quả giữa các công thức thí nghiệm, trong đó công thức cắt tỉa thƣờng xuyên có tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất đạt 10,40 %. Qua đó ta thấy các biện pháp cắt tỉa khác nhau có ảnh hƣởng số lƣợng hoa cái và hoa lƣỡng tính của cây hồng, trong đó biện pháp cắt tỉa thƣờng xuyên cho kết quả tốt nhất. Nếu kết hợp với một số biện pháp kỹ thuật khác nhƣ sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng, phân bón qua lá chắc chắn sẽ cho tỷ lệ đậu quả cao hơn.

Năng suất của cây hồng phụ thuộc vào số quả hữu hiệu hay còn gọi là số quả thu hoạch/cành, khối lƣợng quả, số cành quả/cây.

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất, kích thước quả Chỉ tiêu Công thức Số quả thu hoạch/ cành (quả) Chiều cao Quả (cm) Đƣờng kính quả (cm) Khối lƣợng quả (g) Năng suất (kg/cây)

Cắt tỉa sau thu hoạch 12,79 5,59 5,27 85,4 49,18 Cắt tỉa thƣờng xuyên 13,11 5,90 5,49 91,2 53,34

Không cắt tỉa (Đ/C) 10,13 5,40 5,12 80,7 38,95

CV % 8,00 18,20 6,10 2,10 2,80

LSD05 2,19 2,30 0,70 3.90 3,00

Qua bảng 3.15 cho thấy việc áp dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng số quả thu hoạnh trên cành, ở công thức cắt tỉa thƣờng xuyên số quả khi thu hoạch đạt 13,11 quả cao so với đối chứng 2,98 quả; công thức cắt tỉa sau thu hoạch có số quả cao hơn so với đối chứng 2,66 quả, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Khối lƣợng quả ở các công thức cắt tỉa đều cao hơn hẳn so với đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất, kích thƣớc quả đƣợc trình bày qua đồ thị hình 3.3.

Qua số liệu trình bày biểu đồ 3.3. cho thấy năng suất ở công thức cắt tỉa thƣơng xuyên cho năng suất cao hơn đối chứng 36,94%, cắt tỉa sau thu hoạch cũng cho năng suất cao hơn 26,26%.

Nhƣ vậy, việc sử dụng biện pháp cắt tỉa đã có tác dụng làm tăng số quả thu hoạch /cành, kích thƣớc quả, khối lƣợng quả dẫn tới tăng năng suất so với không cắt tỉa trên cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng quả hồng.

Chất lƣợng là chỉ tiêu quan trọng đối với các loại cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng. Chất lƣợng của hồng chịu ảnh hƣởng nhiều bởi các yếu tố nội tại của cây và các biện pháp kỹ thuật tác động trong quá trình cây sinh trƣởng, ra hoa và quá trình nuôi quả. Bên cạnh những ảnh hƣởng về các tính trạng hình thái và năng suất, chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lƣợng quả hồng. kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bản 3.16

Bảng 3.16: Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lƣợng quả Chỉ tiêu Công thức Caroten (mg/100g) Đƣờng tổng số (%) Chất khô (%) Tanin (%)

Cắt tỉa sau thu hoạch 0,48 14,89 24,61 0.22

Cắt tỉa thƣờng xuyên 0,49 14,78 24,69 0.26

Không cắt tỉa (Đ/C) 0,49 14,90 24,70 0.35

CV% 3,20 3,60 0,10 2,40

LSD05 0,30 1,22 0,75 0,27

Số liệu bảng 3.16 cho thấy các biện pháp cắt tỉa làm tăng năng suất quả hồng nhƣng không làm ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh hóa của quả hồng.

Để thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật là cơ sở để ngƣời sản xuất hồng lựa chọn, do vậy chúng tôi đã hạch toán thu chi giữa các công thức thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế đƣợc tính cho 1 ha với mật độ trồng 5 x 6m = 330 cây/ha. kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.17.

Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa Đơn vị tính/ha Chỉ tiêu Công thức Năng suất (tấn/ha) Chi phí (1000 đ) Tổng thu (1000đ) Lãi thuần (1000đ) So với đối chứng (1000đ)

Cắt tỉa sau thu hoạch 16,23 15.000 162.300 147.300 18.800 Cắt tỉa thƣờng xuyên 17,60 23.000 176.000 153.000 24.500

Không cắt tỉa (Đ/C) 12,85 128.500 128.500 -

- Giá hồng bán tại gốc năm 2012 là 10.000 đ/1kg - Giá thuốc vật tư tính theo giá năm 2012 tại Phù Ninh - Giá công lao động: 100.000đ/1 công

Kết quả tính toán ở bảng 3.17 cho thấy các công thức cắt tỉa đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với đối chứng từ 19 đến 25 triệu đồng/ha.

3.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng của chế phẩm điều tiết sinh trưởng và phân bón qua lá đến khả năng ra hoa đậu quả.

Các chất điều hoà sinh trƣởng có chức năng điều chỉnh sự hình thành các cơ quan sinh sản và các cơ quan dự trữ hormon nên có tác dụng quyết định sự hình thành năng suất thu hoạch. Bằng việc xử lý các chất điều tiết sinh trƣởng ngoại sinh cho các đối tƣợng cây trồng khác nhau con ngƣời có thể nâng cao năng suất và phẩm chất sản phẩm nông nghiệp. Đối với cây hồng là loại cây trồng có tỷ lệ rụng quả hàng năm ở mức cao, có khi lên tới 60 - 70% số quả, vì vậy việc phun chất điều hoà sinh trƣởng còn có tác dụng làm giảm nguy cơ rụng quả.

Nghiên cứu của các nhà khoa học về phân hữu cơ phức hợp vi sinh cho thấy: khi hoa nở rộ hoặc hoa tàn, cây ở trong tình trạng thiếu dinh dƣỡng trầm trọng. Lúc này, bộ rễ ở dƣới đất phát triển yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, nếu bón phân vào đất cây cũng chƣa thể hấp thu đƣợc ngay. Do vậy cần phải kịp thời

phun bổ sung dinh dƣỡng cho cây để giảm bớt tỷ lệ rụng quả. Khi phun, chất dinh dƣỡng đƣợc ngấm qua lá, thân và quả để chuyển vào bên trong và đƣợc sử dụng ngay để kích thích sự phát triển toàn bộ cây. Phân bón lá đƣợc sản xuất kết hợp với nhiều nguồn Enzim chiết suất từ động thực vật, sinh vật hoặc vi nấm, các vi lƣợng cần thiết giúp cho cây trồng sinh trƣởng, phát triển tốt hơn. Do vậy phƣơng pháp dinh dƣỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong điều kiện đất nghèo dinh dƣỡng và sự hấp thu dinh dƣỡng của cây bị hạn chế. Việc áp dụng phân bón qua lá từ 2-3 lần ở những thời điểm thích hợp hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của cây và cải thiện đƣợc năng suất cây trồng (Lê Văn Tri, 2002).

Sử dụng chất điều hòa sinh trƣởng cũng nhƣ phân bón qua lá đối với cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng đƣợc nghiên cứu và ứng dụng rất rộng rãi ở Việt Nam. Một số chất điều hòa sinh trƣởng đƣợc kết hợp với phân bón dinh dƣỡng qua lá đã đƣợc sản xuất tạo nên các sản phẩm kích thích sinh trƣởng, ra hoa đậu quả làm tăng năng suất cây trồng từ 20-30% (Lê Văn Tri, 2002) [24]. Khi phun phân bón lá kết hợp với chất điều hòa sinh trƣởng cho cây hồng Thạch Thất và hồng không hạt Bắc Cạn đã làm tăng năng suất hồng từ 25-31% so với đối chứng. Trong số các chất điều hòa sinh trƣởng GA3 nồng độ 40 ppm cho năng suất cao nhất, Nguyễn Thế Huấn (2006) [8]

Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trƣởng đến năng suất và chất lƣợng là cần thiết nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời sản xuất. Thừa kế kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trƣớc, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm phun kết hợp phân bón dinh dƣỡng qua lá với GA3 nồng độ 40 ppm.

Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của phun GA3 hợp phân bón dinh dƣỡng qua lá đến khả năng ra hoa đậu quả, chúng tôi thu đƣợc kết quả ở bảng 3.18.

Số liệu bảng 3.18 cho thấy sử dụng các chất điều tiết sinh trƣởng kết hợp phân bón dinh dƣỡng qua lá đã có tác dụng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả của

cây hồng. Số quả đậu/cành của các công thức sử dụng chất điều tiết sinh trƣởng đều cao hơn so với đối chứng thứ tự là GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik (15,90 quả đậu/cành) tiếp theo là công thức GA3 40ppm + phân bón lá Pomior (15,60 quả đậu/cành); Công thức GA3 40ppm + kích phát tố Thiên nông có số quả đậu/cành là 13,72, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.18: Ảnh hƣởng của GA3 và phân bón dinh dƣỡng qua lá đến tình hình ra hoa và đậu quả

Chỉ tiêu

Công thức

Tổng số hoa/cành

(hoa)

Hoa cái + hoa lƣỡng tính Số quả đậu/cành (quả) Tỷ lệ đậu quả (%) Số lƣợng (hoa) Tỷ lệ (%) Phun GA3 40 ppm + kích phát tố Thiên nông 406,23 126,14 31,05 13,72 10,87 Phun GA3 40 ppm+ phân bón lá Pomior 419,90 130,80 31,15 15,60 11,92 Phun GA3 40 ppm+ kích thích ST Atonik 414,60 125,48 30,26 15,90 12,67 Phun nƣớc lã (Đ/C) 410,15 128,95 31,44 12,00 9,30 CV% 0,3 2,0 - 7,3 - LSD05 1,85 4,35 - 1,81 -

Tỷ lệ đậu quả ở các công thức tham gia thí nghiệm so với đối chứng đều tăng từ 1,87 % đến 3,37 %. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức phun GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik có tỷ lệ cao hơn so với đối chứng là 3,37 %. Nhƣ vậy phun chất điều hoà sinh trƣởng cho hồng ta thấy tác dụng làm tăng số quả đậu/cành và tỷ lệ đậu quả so với đối chứng phun nƣớc lã.

Năng suất, chất lƣợng, mã quả đẹp là mục tiêu cuối cùng của ngƣời trồng cây ăn quả. dù áp dụng biện pháp kỹ thuật nào thì ngƣời trồng cây ăn

quả nói chung và ngƣời trồng hồng nói riêng cũng muốn sản phẩm của cây hồng là mẫu mã đẹp, năng suất, chất lƣợng cao. Việc phun chất điều hoà sinh trƣởng có tác dụng nhất định đến các tính trạng hình thái và kích thƣớc quả cũng nhƣ đến năng suất quả hồng. Kết quả nghiên cứu cụ thể đƣợc trình bày qua bảng 3.19.

Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của GA3 và phân bón dinh dƣỡng qua lá đến kích thƣớc và năng suất quả

Chỉ tiêu Công thức Số quả thu hoạch/ cành (quả) Chiều cao quả (cm) Đƣờng kính quả (cm) Khối lƣợng quả (g) Năng suất (kg/cây) Phun GA3 40 ppm + kích phát tố Thiên nông 13,50 5,50 5,27 88,7 46,00 Phun GA3 40 ppm+ phân bón lá Pomior 15,00 5,90 5,36 89,5 48,90 Phun GA3 40 ppm+ kích thích ST Atonik 15,44 5,91 5,38 92,3 51,69 Phun nƣớc lã (Đ/C) 10,49 5,36 4,61 82,1 38,13 CV% 6,60 3,60 7,40 1,5 2,50 LSD05 1,55 0,35 0,66 2,7 1,98

Số liệu bảng 3.19 cho thấy ở mức độ sai khác có ý nghĩa, các công thức phun điều hoà sinh trƣởng đều có số quả thu hoạch/cành cao hơn so với đối chứng từ 3,01 đến 4,95 quả, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Công thức phun GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik tăng 4,95 quả/cành; công thức GA3 40ppm + kích phát tố Thiên nông tăng 3.01 quả/cành; còn công thức GA3 40ppm + phân bón lá Pomior tăng 4,51 quả/cành.Về kích thƣớc quả không có sự biến động lớn giữa các công thức. Qua số liệu phân tích thì kích thƣớc quả ở các công thức khác nhau có sự sai khác là đáng kể. tuy nhiên khi

xem xét tính trạng công thức phun GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik có kích thƣớc lớn hơn cá khối lƣợng quả, kết quả nghiên cứu tại bảng 3.19 cho thấy sự biến động rất rõ giữa các công thức. Công thức phun GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik cho khối lƣợng quả cao nhất là 92,3g so với đối chứng là 82,1g, sai khác có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%.

Tất cả các công thức thí nghiệm đều cho năng suất cao hơn so với đối chứng ở các mức độ khác nhau, trong đó công thức phun GA3 40ppm + kích thích sinh trƣởng Atonik cho năng suất cao nhất là 51,69kg/cây cao hơn so với đối chứng là 13,56kg/cây. Công thức phun Phun GA3 40 ppm+ phân bón lá Pomior cho năng suất cao hơn đối chứng 10,77 kg/cây, công thức phun GA3 40ppm + kích phát tố Thiên nông cho năng suất cao hơn đối chứng 7,87 kg/cây, sai khác chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

So sánh ảnh hƣởng của các công thức thí nghiệm, năng suất của hồng Gia Thanh đƣợc thể hiện qua hình 3.4

Hình 3.4: Biểu đồ ảnh hƣởng phun GA3 kết hợp phân bón qua lá đến năng suất của hồng Gia Thanh

Số liệu hình 3.4. cho thấy khi phun GA3 40 ppm kết hợp phân bón lá cho năng suất cao hơn đối chứng từ 20,63 - 35,56%. Công thức phun GA3 kết

hợp phân bón lá kích thích sinh trƣởng Atonik cho năng suất cao nhất, năng suất đạt trung bình 51,69 kg/cây, cao hơn so với đối chứng 13,56kg/cây.

Chất lƣợng quả hồng là chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hàng hoá. Kết quả phân tích chất lƣợng quả, ở các công thức sử dụng phân bón qua lá phun kết hợp với GA3 đƣợc trình bày qua bảng 3.20.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Gia Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 72 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)